Giá vàng hôm nay 16/7: Vàng SJC tăng nhẹ 30.000 - 50.000 đồng/lượng trong phiên cuối tuần
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 17/7
Giá vàng trong nước hôm nay ngày 16/7 vừa tăng nhẹ vừa đứng yên tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40.
Cụ thể, doanh nghiệp Phú Quý niêm yết vàng SJC tăng thêm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Tương tự, tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC tăng thêm 50.000 đồng/lượng cho cả chiều mua lẫn chiều bán.
Cùng lúc đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji giữ nguyên giá giao dịch vàng SJC so với cuối phiên chiều hôm qua.
Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 67,35 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 67,97 triệu đồng/lượng.
Vàng nữ trang SJC trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K đồng loạt đứng yên ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC |
Ngày 16/7/2022 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
67,35 |
67,97 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
67,35 |
67,95 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
67,30 |
67,90 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
67,33 |
67,93 |
+30 |
+30 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
67,35 |
67,95 |
+50 |
+50 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
67,35 |
67,95 |
+50 |
+50 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
51,95 |
52,55 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
37,57 |
39,57 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
28,79 |
30,79 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới dao động quanh mốc 1.800 USD/ounce
Trong phiên giao dịch sáng ngày 16/7, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.708,6 USD/oune vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 8 tăng nhẹ 0,04% lên 1.706,5 USD.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (15/7), vì đồng USD mạnh trong bối cảnh nhiều người kỳ vọng vào những đợt tăng lãi suất lớn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
“Giá vàng đã bị áp lực bởi đồng USD rất mạnh. Thị trường từ lo ngại về lạm phát đã chuyển sang lo lắng về suy thoái, dẫn đến sụ sụt giảm về nhu cầu trên khắp các thị trường kim loại, trong đó có cả vàng", ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals, cho biết.
Đồng USD đã giảm trong phiên cuối tuần, nhưng giữ ở gần mức cao nhất trong hai thập kỷ, vì vậy vẫn làm giảm sức hút của vàng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cũng thu hút dòng chảy trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại suy thoái.
Vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng việc tăng lãi suất làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời là vàng.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Mỹ hồi phục mạnh mẽ trong tháng 6 do người Mỹ chi tiêu nhiều hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao, điều này có thể làm giảm bớt lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra nhưng không thay đổi quan điểm rằng tăng trưởng trong quý II/2022 trầm lắng.
Giới đầu tư cũng đã xem xét kế hoạch tiềm năng của Liên minh châu Âu (EU) để thông qua gói trừng phạt thứ 7 chống lại Nga, trong đó bổ sung lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.
"Các biện pháp trừng phạt của EU sẽ không có tác động lớn đến cung và cầu vì Nga có thể bán vàng của họ cho các nước khác", ông Wyckoff nói thêm.
Thị trường vàng giữ mức hỗ trợ ở 1.700 USD khi người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hơn dự kiến trong tháng 6.
Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tăng 1% trong tháng trước sau khi điều chỉnh tăng 0,1% trong tháng 5. Trước đó, các nhà kinh tế dự kiến chỉ tiêu này tăng 0,9% trong tháng trước.
Doanh số cốt lõi, không tính doanh số bán xe, cũng vượt kỳ vọng và tăng 1% trong tháng trước so với ước tính tăng 0,7%. Trên thị trường vàng vật chất, đợt giảm giá gần đây đã thu hút một số người mua ở các trung tâm châu Á.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc tăng 1,5% ở mức 18,65 USD/ounce, nhưng ghi nhận một tuần giảm giá.
Giá bạch kim ổn định ở mức 843,90 USD, trong khi giá palladium giảm 2,8% xuống 1.843,69 USD và ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần, theo Reuters.