|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 16/4: Vàng SJC tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 150.000 đồng/lượng trong phiên cuối tuần

06:25 | 16/04/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay vừa đi ngang vừa tăng. Trên thị trường thế giới, giá vàng lặng sóng, neo trên mốc 1.970 USD/ounce, trong khi đồng USD duy trì mạnh mẽ.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng trong khoảng 50.000 - 150.000 đồng/lượng tại một số cửa hàng kinh doanh trong phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 16/4.

Cụ thể, tại Tập đoàn Doji và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá mua vào tăng 50.000 đồng/lượng và giá bán tăng 100.000 đồng/lượng.

Tương tự, giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều bán tại doanh nghiệp Phú Quý. 

Trong khi đó, giá vàng đi ngang cho cả hai chiều giao dịch tại hệ thống PNJ trong phiên cuối tuần.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 69,15 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 69,82 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt đứng yên cho cả hai chiều mua - bán so với cuối phiên ngày hôm qua.

Giá vàng SJC

Ngày 16/4/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

69,15

69,82

+50

+100

SJC chi nhánh Sài Gòn

69,15

69,80

+50

+100

Tập đoàn Doji

69,00

69,65

+50

+100

Tập đoàn Phú Quý

69,05

69,70

+100

+150

PNJ chi nhánh Hà Nội

69,00

69,70

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

69,00

69,70

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,60

56,40

-

-

75% (vàng 18K)

40,45

42,45

-

-

58,3% (vàng 14K)

31,03

33,03

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh minh họa.

 

Giá vàng thế giới dao động trên 1.970 USD/ounce

Trong phiên giao dịch sáng ngày 16/4, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.974,2 USD/ounce vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 6 cũng không thay đổi ở 1.972,5 USD. 

Giá vàng lặng sóng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (15/4) vì thị trường Mỹ và các thị trường khác gồm Mỹ, Australia và Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ ngày thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday).

Đồng USD mạnh, được thúc đẩy bởi lợi suất trái phiếu cao khi giới đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới đà tăng của giá vàng. 

Tại châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bất ngờ giữ nguyên lãi suất cơ bản cho vay trung hạn, bất chấp nhiều kỳ vọng rằng họ sẽ hạ lãi suất cho vay lần thứ hai trong năm nay. 

Hôm 14/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản, đồng thời xác nhận đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình thu mua trái phiếu để kích thích kinh tế, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách cân nhắc giữa việc kìm hãm lạm phát tăng cao kỷ lục với triển vọng kinh tế ngày một xấu đi vì xung đột Nga - Ukraine.

Trong khi đó Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã tăng lãi suất lên 1,5% khi họ đưa ra quyết định chính sách mới nhất của mình.

Căng thẳng tại Ukraine, đang diễn ra kể từ cuộc tấn công của Nga vào ngày 24/2, vẫn tiếp tục và là nguồn hỗ trợ cho kim loại quý trong thời gian qua. 

Thể hiện tâm lý của nhà đầu tư, lượng vàng dự trữ tại quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, đã tăng 1% lên 1.104,42 tấn vào thứ Tư (13/4).

Tố Tố

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).