Giá vàng hôm nay 1/4: Vàng SJC đồng loạt tăng không quá 150.000 đồng/lượng, giao dịch quanh mức 69 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 2/4
Giá vàng trong nước hôm nay (1/4) đồng loạt tăng không quá 150.000 đồng/lượng tại các cửa hàng kinh doanh, được khảo sát vào lúc 8h40.
Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Tập đoàn Doji niêm yết vàng SJC đi ngang (mua vào) và tăng 100.000 đồng/lượng (bán ra).
Giá mua tăng 100.000 đồng/lượng còn giá bán tăng 150.000 đồng/lượng tại doanh nghiệp Phú Quý.
Cùng thời điểm khảo sát, hệ thống PNJ điều chỉnh giá vàng SJC lần lượt tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 68,3 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC là 69,02 triệu đồng/lượng.
Vàng nữ trang SJC cũng điều chỉnh tăng trong sáng hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K tăng 80.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC |
Ngày 1/4/2022 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
68,30 |
69,02 |
+150 |
+150 |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
68,30 |
69,00 |
+150 |
+150 |
|
Tập đoàn Doji |
67,90 |
68,85 |
- |
+100 |
|
Tập đoàn Phú Quý |
68,15 |
68,95 |
+100 |
+150 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
68,25 |
68,95 |
+150 |
+100 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
68,25 |
68,95 |
+150 |
+100 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
54,70 |
55,50 |
+100 |
+100 |
75% (vàng 18K) |
39,78 |
41,78 |
+80 |
+80 |
|
58,3% (vàng 14K) |
30,51 |
32,51 |
+60 |
+60 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới đánh dấu quý tăng mạnh nhất trong gần 2 năm
Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/4, giá vàng giao ngay giảm 0,07% xuống 1.935,9 USD/ounce vào lúc 6h38 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4, ngược lại, tăng 0,08% lên 1.935 USD.
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (31/3) và ghi nhận quý tăng trưởng tốt nhất kể từ giữa năm 2020 nhờ khủng hoảng tại Ukraine và lo ngại lạm phát.
Trong tháng 3, giá vàng đã tăng khoảng 1,8%. Trong quý I/2022, giá đã tăng hơn 6%.
Đây là một sự đảo chiều ngoạn mục đối với kim loại quý sau khi kết thúc năm 2021 với mức giảm 3,7% - năm tồi tệ nhất kể từ 2015.
"Tình hình địa chính trị đã kéo dài một tháng nay và dữ liệu lạm phát tiếp tục tăng. Vì vậy, tâm lý chung trên thị trường này lúc này là mọi người đang tìm kiếm sự an toàn", chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, ông Bob Haberkorn cho biết.
Vàng được coi là một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính.
Trong khi dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ đã chậm lại đáng kể trong tháng 2, áp lực giá cả tiếp tục gia tăng, với mức tăng đột biến hàng năm lớn nhất kể từ đầu những năm 1980.
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào ngày 24/2, đã gây ra một đợt tăng giá dầu và kim loại công nghiệp, theo Reuters.
"Chúng tôi có thể thấy vàng giảm giá nếu có một số tin tức tích cực nổi lên từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng tôi nghĩ các nhà giao dịch sẽ coi đó như một cơ hội mua vào vì lo ngại lạm phát", ông Haberkorn nói.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gợi ý về việc tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay để kiểm soát lạm phát tăng vọt, điều mà các nhà đầu tư lo ngại có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm hôm 31/3 cũng hỗ trợ vàng.
Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc ổn định ở 24,84 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,6% xuống 984,52 USD. Cả hai kim loại đều ghi nhận một quý tăng trưởng.
Giá palladium cũng giảm 0,4% xuống 2.257,64 USD và ghi nhận quý tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
Kim loại được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác để giảm khí phát thải của xe ô tô đã đạt mức cao kỷ lục 3.440,76 USD/ounce vào đầu tháng này, sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất hàng đầu Nga, trước khi từ bỏ hầu hết mức tăng do lo ngại về nguồn cung suy yếu.