|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 13/7: Vàng SJC ghi nhận mức tăng 50.000 đồng/lượng

07:15 | 13/07/2023
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tại thị trường trong nước tăng. Trên thị trường thế giới, giá vàng biến động trái chiều sau khi tăng hơn 1% vào phiên trước nhờ dữ liệu lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h55 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 14/7

Giá vàng trong nước tăng 50.000 đồng/lượng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ cho cả hai chiều giao dịch, được khảo sát vào lúc 8h55. 

Cùng lúc đó, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý giữ nguyên giá vàng SJC không đổi cho chiều mua lẫn chiều bán. 

Hiện, giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng miếng SJC lần lượt là 66,7 triệu đồng/lượng và 67,27 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC trong sáng hôm nay tăng. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 300.000 đồng/lượng, giá vàng 18K tăng 230.000 đồng/lượng và giá vàng 14K tăng 170.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 13/7/2023

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,65

67,27

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,65

67,25

+50

+50

Tập đoàn Doji

66,55

67,20

-

-

Tập đoàn Phú Quý

66,45

67,05

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,70

67,20

+50

+50

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,70

67,20

+50

+50

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,80

56,50

+300

+300

75% (vàng 18K)

40,53

42,53

+230

+230

58,3% (vàng 14K)

31,09

33,09

+170

+170

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h55. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Giá vàng thế giới biến động trái chiều

Trong phiên giao dịch sáng ngày 13/7, giá vàng giao ngay giảm 0,03% xuống 1.957,2 USD/ounce vào lúc 7h16 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng tháng 8, ngược lại, tăng 0,09% lên 1.963,55 USD. 

Giá vàng đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (12/7) sau khi dữ liệu lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ thúc đẩy hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tạm dừng chu kỳ nâng lãi suất sớm hơn. 

Giá tiêu dùng của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 6 và ghi nhận mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong hơn hai năm khi lạm phát tiếp tục giảm. Trong 12 tháng tính đến tháng 6, chỉ số CPI tăng 3,0%, thấp hơn so với ước tính của Reuters là tăng 3,1%.

Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở tại New York (Mỹ), cho biết vàng tăng thêm 10 USD sau khi chỉ số CPI cho kết quả yếu hơn dự kiến ​​với hy vọng rằng đợt nâng lãi suất vào tháng 7 có thể là đợt tăng cuối cùng của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

"Nếu vàng có thể vượt qua đường trung bình động 50 ngày ở mức 1.960 USD, nó sẽ kích hoạt nhiều đợt đặt cược tăng giá hơn nữa", ông nói thêm. 

Đồng USD giảm 1% xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với các đồng tiền chủ chốt sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát, theo đó giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,08% xuống 100,165.

Thị trường cũng được hỗ trợ khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm xuống 3,8770%.

Lạm phát đang chậm lại đủ nhanh để cho phép Fed ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ, nhưng nhiều thành phần trên thị trường vẫn đặt cược vào khả năng lãi suất sẽ tăng tại cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Mỹ sau hai tuần nữa.

Cụ thể, các thị trường nhận thấy 91% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuối tháng này.

Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì những điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản có lãi suất bằng 0 như vàng. 

Đầu tuần này, một số quan chức Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cho hay chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại của Fed sắp kết thúc.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 4,4% lên 24,11 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 19/6.

Giá bạch kim tăng 2,9% lên 950,98 USD và giá palladium tăng 2,4% lên 1.281,23 USD, theo Reuters

Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.