|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu ngày 31/8 duy trì ổn định, cao nhất 143.500 đồng/kg

06:00 | 31/08/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay không có thay đổi mới. Theo khảo sát mới nhất trên hai sàn giao dịch, giá cao su biến động không đồng nhất.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương. 

Trong đó, thương lái ở Đắk Lắk đang thu mua hồ tiêu với giá cao nhất là 143.500 đồng/kg. 

Hồ tiêu tại Gia Lai và Đắk Nông đang được giao dịch với giá 143.000 đồng/kg. 

Mức giá thấp nhất hiện tại là 142.000 đồng/kg, được ghi nhận tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

143.500

-

Gia Lai

143.000

-

Đắk Nông

143.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

142.000

-

Bình Phước

142.000

-

Đồng Nai

142.000

-

 

Trên thị trường thế giới thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 30/8 (theo giờ địa phương), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,41%, giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 29/8.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 29/8

Ngày 30/8

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.560

7.529

-0,41

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.450

6.450

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.500

8.500

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá thu mua tiêu trắng Muntok giảm 0,41% và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có thay đổi mới. 

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 29/8

Ngày 30/8

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

8.901

8.865

-0,41

Tiêu trắng Malaysia ASTA

10.400

10.400

0

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), ảnh hưởng của biến đổi khí hậu El Nino vào đầu năm đã tác động đến việc canh tác sản xuất và duy trì vườn tiêu của người nông dân. 

Tiếp sau đó là hiện tượng La Nina càng làm cho tâm lý người nông dân thêm xao động, nhất là trong thời điểm hiện tại giá sầu riêng và cà phê đang ở mức cao nên vẫn chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái canh Hồ tiêu ồ ạt. Tuy vậy, giá cây giống hồ tiêu tại một số tỉnh cũng tăng mạnh trung bình ở mức 20.000 - 25.000 đồng/cây do nguồn cung cấp giống cũng hạn chế. 

Đợt khảo sát đánh giá hiện trạng 3 tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng 7 của Hiệp hội cho thấy việc duy trì và sản xuất hồ tiêu của người nông dân ngày càng bị cạnh tranh bởi cây sầu riêng và cà phê. Diện tích trồng mới có ghi nhận nhưng không nhiều, chủ yếu trồng xen hồ tiêu với cà phê với tỷ lệ 6/2. 

Do đó, VPSA cho rằng sản lượng vụ tới có thể tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2024. Lượng hàng tồn trong dân không còn nhiều, tình trạng sâu bệnh hại vẫn còn nhưng không đáng kể, người dân xử lý được một số bệnh phổ biến như: vàng lá, chết chậm, bọ xít lưới, đốm tảo, tuyến trùng.

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 0,16%, ghi nhận ở mức 375 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2025 giảm 0,48% ở mức 16.640 nhân dân tệ/tấn.

Trong tháng 7/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 16,12 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ, với trị giá 28,48 triệu USD, tăng 50,4% về lượng và tăng 56% về trị giá so với tháng 6/2024; giảm 3,7% về lượng nhưng tăng 25,2% về trị giá so với tháng 7/2023. 

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 74,27 nghìn tấn, trị giá 122,89 triệu USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 42,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, theo Bộ Công Thương Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, cao su SVR 10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 55,12% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ với 40,94 nghìn tấn, trị giá 65,1 triệu USD, tăng 39,9% về lượng và tăng 62,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Đứng thứ hai là cao su SVR 3L chiếm 25,86% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ, với 19,2 nghìn tấn, trị giá 33,16 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đứng thứ ba là cao su RSS3 chiếm 7,72% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ với 5,73 nghìn tấn, trị giá 10,61 triệu USD, giảm 9,3% về lượng, nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. 

Lượng và trị giá xuất khẩu một số chủng loại cao su sang Ấn Độ giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Latex, SVR 20, SVR CV50, RSS1... Tuy nhiên, xuất khẩu một số chủng loại cao su vẫn tăng trưởng tốt như: SVR CV60, SVR 5, cao su tổng hợp…

Thanh Hạ