Giá tiêu hôm nay 7/8: Nối dài chuỗi ngày đi lên, cao su giảm gần 1%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 8/8
Theo khảo sát, giá tiêu được điều chỉnh tăng lên khoảng 71.000 - 74.500 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Theo đó, Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá 71.000 đồng/kg và 71.500 đồng/kg, cùng tăng 1.000 đồng/kg.
Cao hơn một chút là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với mức giá thu mua chung là 72.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt tăng 1.000 đồng/kg và 1.500 đồng/kg, lên mức 73.500 đồng/kg và 74.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
72.000 |
+500 |
Gia Lai |
71.000 |
+1.000 |
Đắk Nông |
72.000 |
+500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
74.500 |
+1.500 |
Bình Phước |
73.500 |
+1.000 |
Đồng Nai |
71.500 |
+1.000 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 4/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 3/8 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.768 USD/tấn, tăng 0,19%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 3/8 |
Ngày 4/8 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.761 |
3.768 |
0,19 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.393 USD/tấn, tăng 0,2%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 3/8 |
Ngày 4/8 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.380 |
6.393 |
0,2 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Ghi nhận cho thấy, giá tiêu đen trong nước đã tăng 28% từ 58.000 – 60.000 đồng/kg đạt được vào đầu năm, lên mức đỉnh 73.000 – 77.000 đồng/kg trong tháng 5, do được thúc đẩy bởi động thái mua bù sau 3 năm đóng cửa chống dịch COVID-19 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó giá tiêu đã đảo chiều giảm và tính đến giữa tháng 7 chỉ còn khoảng 67.500 – 70.000 đồng/kg, tương ứng giảm hơn 9% so với mức đỉnh đạt được vào giữa tháng 5.
Giá tiêu giảm trở lại chủ yếu là do Trung Quốc đã gom gần đủ lượng hàng cần thiết và bắt đầu mua chậm lại, trong khi sức mua hồ tiêu và gia vị của các thị trường châu Âu và Mỹ tiếp tục trầm lắng khi khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn.
Bên cạnh đó, việc các nước sản xuất hồ tiêu lớn trên thế giới như Brazil, Indonesia bước vào vụ thu hoạch cũng gây áp lực lên giá tiêu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2023 đạt mức 195,5 yen/kg, giảm 0,91% (tương đương 1,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2023 được điều chỉnh xuống mức 11.900 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,54% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ.
Ngoại trừ Indonesia và Thái Lan, thì lượng cao su nhập khẩu từ 3 thị trường còn lại đều giảm về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu cao su của Ấn Độ từ Việt Nam cũng giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2023, với 29,1 nghìn tấn, trị giá 42,95 triệu USD, giảm 46,1% về lượng và giảm 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 6,33% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, giảm mạnh so với mức 10,88% của cùng kỳ năm 2022.
Tại thị trường Ấn Độ, thị phần cao su của Việt Nam thu hẹp so với cùng kỳ năm 2022, trong khi thị phần cao su của Indonesia, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trong đó nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 40,82% và cao su tổng hợp chiếm 46,4% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, phần còn lại là cao su hỗn hợp và cao su tái sinh.
Trong thời gian này, lượng và trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Ấn Độ đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.