|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 6/8: Tiếp đà đi lên; cao su SHFE tăng hơn 1%

07:38 | 06/08/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (6/8) tiếp tục tăng 500 đồng/kg. Thị trường khởi sắc đưa giá thu mua lên khoảng 71.500 - 74.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trong phiên sáng nay duy trì đà đi lên, với giá trên Sàn SHFE tăng hơn 1%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 7/8  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp đà tăng với mức điều chỉnh là 500 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, mức thấp nhất là 71.500 đồng/kg có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.

Cùng thu mua hồ tiêu với chung mức giá 72.500 đồng/kg là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước cũng nhích lên mức 73.500 đồng/kg.

Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương duy nhất giữ ổn định giá thu mua trong hôm nay, tại mức 74.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

72.500

+500

Gia Lai

71.500

+500

Đắk Nông

72.500

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

74.500

-

Bình Phước

73.500

+500

Đồng Nai

71.500

+500

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4.713 tấn, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, 90% lượng hồ tiêu được nhập khẩu từ Việt Nam với 4.206 tấn, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện, ngành hồ tiêu Việt Nam chiếm vị trí nhà cung cấp số một và quan trọng tại thị trường Hàn Quốc.

Triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc khả quan do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tương đối ổn định trong thời gian tới.

Trong khi đó, để giảm bớt tác động tiêu cực của tình trạng lạm phát tăng cao, đã có 26 mặt hàng công nghiệp và thực phẩm được Hàn Quốc áp dụng thuế quan nhập khẩu bằng 0 khẩn cấp từ đầu năm đến nay.

Việc Hàn Quốc cắt giảm thuế và thúc đẩy nhập khẩu lương thực, thực phẩm được cho là yếu tố tích cực tác động đến triển vọng nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu của nước này trong thời gian tới.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 ghi nhận mức 240,1 yen/kg, tăng 0,25% (tương đương 0,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.100 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,26% (tương đương 150 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong quý II/2022, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới biến động mạnh trong quý II/2022, giá có xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4/2022, sau đó giảm đến hết tháng 5 và phục hồi trở lại trong tháng 6/2022. Trong tháng 7/2022, giá có xu hướng giảm.

Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm 2022.

Trong tháng 6/2022, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 1,113 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi tiêu thụ đạt 1,206 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2021.

Do đó, nguồn cung thiếu hụt khoảng 93 nghìn tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.