|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 3/2: Tiếp tục đi ngang, cao nhất 83.500 đồng/kg

06:00 | 03/02/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (3/2) hiện chưa có điều chỉnh mới, dao động trong khoảng 80.500 - 83.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn giao dịch ghi nhận tăng hơn 0,5% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/2

Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt đi ngang so với hôm qua.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 80.500 - 83.500 đồng/kg.

Chi tiết như sau, tại hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai, hồ tiêu được thu mua với mức giá 80.500 đồng/kg. Mức giá được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 82.500 đồng/kg.

Song song đó, hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có cùng mức giá thu mua là 83.000 đồng/kg

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước ổn định tại mức tương ứng là 83.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

83.000

-

Gia Lai

80.500

-

Đắk Nông

83.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

82.500

-

Bình Phước

83.500

-

Đồng Nai

80.500

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 2/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,56% so với ngày 1/2.

Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/2

Ngày 2/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.876

3.898

0,56

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.750

3.750

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok tăng 0,54% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/2

Ngày 2/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.112

6.145

0,54

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Nhập khẩu hồ tiêu của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm gần 25% (20.591 tấn) trong 10 tháng năm 2023, chỉ đạt 62.689 tấn.

Trong đó, nhập khẩu từ ngoại khối đạt 41.111 tấn, giảm 23,3% chiếm 67,2% thị phần; nội khối EU là 23.863 tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 38,1%, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat).

Do khí hậu châu Âu không phù hợp với cây hồ tiêu nên tiêu dùng của khu vực chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Các nhà sản xuất gia vị tại châu Âu thường nhập khẩu mặt hàng gia vị này để chế biến và đóng gói sau đó tiêu thụ, hoặc tái xuất ra các nước thành viên và thế giới.

Trong 10 tháng năm 2023, các thị trường cung cấp hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU gồm Việt Nam chiếm 62,3% thị phần, Brazil 18,4%, Ấn Độ 5,7%...

Cụ thể, EU đã nhập khẩu 26.248 tấn tiêu từ Việt Nam, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2022; từ Brazil đạt 7.741 tấn, giảm 38,9%; Ấn Độ đạt 2.417 tấn, giảm 16,7%...

Với Việt Nam, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền (mã HS 0904) xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm từ 4% xuống còn 0%.

Điều này giúp cho hồ tiêu Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… khi xuất khẩu vào EU.

Bên cạnh đó, chất lượng hồ tiêu của Việt Nam cũng đang ngày một cải thiện và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Tính đến giữa tháng 10/2023, châu Âu đã có 42 cảnh báo đối với sản phẩm hồ tiêu và một số gia vị khác, trong đó có 17 trường hợp cảnh báo đối với mặc hàng tiêu đen từ Brazil do nhiễm Salmonella.

Với Việt Nam, chỉ ghi nhận 2 trường hợp đối với chlorfenapyr, hexaconazole trên hồ tiêu và ớt.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định mức sụt giảm nhập khẩu hồ tiêu của EU được cho là sẽ diễn ra trong ngắn hạn do ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu tiếp tục leo thang. Khi nền kinh tế EU phục hồi trở lại sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tăng.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2024 đạt mức 282,5 yen/kg, không có thay đổi tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2024 được điều chỉnh lên mức 13.310 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,76% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch.

Ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá mua mủ cao su trong nước ổn định. Năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 1,7 triệu tấn, trị giá 2,27 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 4,8% về trị giá so với năm 2022.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 12 cho Mỹ, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm.

Trong 11 tháng năm 2023, Mỹ nhập khẩu 501,48 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002), trị giá 1,23 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 28,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Hàn Quốc, Đức, Mexico, Nhật Bản và Đài Loan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 11 tháng năm 2023. Trừ Mexico, lượng cao su tự tổng hợp khẩu của Mỹ từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 11 tháng năm 2023 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Đức, Mexico và thị trường Đài Loan tăng; trong khi thị phần của Nhật Bản, Pháp lại giảm. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Bình An