Giá tiêu hôm nay 28/11: Tăng đến hơn 1.000 đồng/kg tại Tây Nguyên
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 29/11
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Giá tiêu hôm nay tăng giảm trái chiều tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động trong khoảng 140.000 – 142.200 đồng/kg.
Ghi nhận tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu tại tỉnh Đắk Nông đang được thu mua ở mức cao nhất là 142.200 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai cùng tăng 1.000 đồng/kg, lần lượt đứng ở mức 142.000 đồng/kg và 141.500 đồng/kg.
Ở khu vực Đông Nam Bộ, thương lái tại Bình Phước điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg đối với giá thu mua hồ tiêu lên 141.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá giao dịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 140.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua 28/11 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
142.000 |
+1.000 |
Gia Lai |
141.500 |
+1.000 |
Đắk Nông |
142.200 |
+1.200 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
140.000 |
-1.000 |
Bình Phước |
141.000 |
+1.000 |
Đồng Nai |
140.000 |
-1.000 |
Trên thị trường thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu đen Lampung Indonesia ổn định ở mức 6.596 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đi ngang ở mức 6.050 USD/tấn, tiêu đen Kuching Malaysia đạt 8.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l xuất khẩu của Việt Nam cũng ổn định trong khoảng 6.200 - 6.500 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 28/11 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
6.596 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.050 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
8.400 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.200 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.500 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia đạt 9.101 USD/tấn.
Trong khi tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia dao động ở mức cao hơn là 9.400 USD/tấn và 10.500 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 28/11 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.101 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
10.500 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.400 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 10/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 219.387 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 1,1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước lượng xuất khẩu giảm 1,9% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 48%.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA, cho biết sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ và EU đã giúp bù đắp cho phần sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc.
Theo Bà Liên, trong 2 tháng cuối năm 2024, trung bình mỗi tháng Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 25.000 tấn hồ tiêu. Với mức giá xuất khẩu hiện là 6.000 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng cuối năm ước đạt khoảng 300 triệu USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu và gia vị của Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 1,8 tỷ USD.
Bà Liên kỳ vọng trong năm tới, thị trường Trung Quốc sẽ mua hàng tích cực trở lại do năm nay, thị trường này chỉ mua khoảng 10.000 tấn. Tuy nhiên, tại các thị trường khác, với lượng hàng mua mạnh trong năm nay, sức ép phải mua ngay khi vào vụ là không lớn.
Đáng chú ý, các chuyên gia nhận định, giá hồ tiêu hiện đã bước qua chu kỳ giảm và đang bắt đầu chu kỳ tăng giá do nguồn cung sụt giảm. Tuy nhiên, do sức ép mua hàng vào đầu vụ chưa cao, nên các hộ nông dân không nên quá nôn nóng bán tiêu sớm, đặc biệt là không nên vay vốn để trữ tiêu nhằm tránh những rủi ro do biến động thị trường. Thay vào đó, cần cân đối ngân sách cho việc dự trữ tiêu, đến khoảng cuối năm sau có thể giá sẽ tốt hơn.
Cũng theo đại diện của VPSA, trong kế hoạch chiến lược năm 2025 của ngành hồ tiêu và cây gia vị, hiệp hội sẽ tăng cường hỗ trợ nông dân và DN đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.
Theo đó, triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế; thúc đẩy canh tác hữu cơ và giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường; xây dựng chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm ra quốc tế; tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông và Bắc Mỹ, tham gia các hội chợ quốc tế như GulFood 2025, Anuga 2025, theo Tạp chí Hải Quan.