|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 22/2: Đi ngang, duy trì khoảng giá 81.500 - 85.000 đồng/kg

07:56 | 22/02/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (22/2) đồng loạt chững lại sau khi đã giảm vào hôm qua. Theo đó, mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại là 81.500 đồng/kg và cao nhất là 85.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 23/2

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay không có biến động mới so với hôm qua.

Hiện tại, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đang lần lượt thu mua với giá 81.500 đồng/kg và 82.500 đồng/kg.

Hạt tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện đang được giao dịch với chung mức 83.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định tại mức tương ứng là 84.000 đồng/kg và 85.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

83.000

-

Gia Lai

81.500

-

Đắk Nông

83.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

85.000

-

Bình Phước

84.000

-

Đồng Nai

82.500

-

Năm nay, sản lượng tiêu ở các nông trại giảm và lượng tiêu có sẵn ít hơn sau đợt hái đầu tiên, theo trang The Hindu Business Line.

Dự đoán của các cộng đồng nông dân về sự thiếu hụt sản lượng trong vụ mùa hiện tại đã trở thành hiện thực với sản lượng ước đạt 45.000 - 50.000 tấn, giảm so với mức 60.000 - 65.000 tấn của năm ngoái.

Ông Kishore Shamji, một nhà kinh doanh hạt tiêu ở Kochi cho biết, nhu cầu tăng cao ở Tamil Nadu đã buộc người mua phải thu mua hạt tiêu tại nông trại với giá 530 rupee theo dạng sỉ.

Tương tự, các nhà chế biến đến từ Gudalur và Erode đang hoạt động ở Karnataka cũng thu mua hàng hóa với mức phí tại cửa nông trại.

Ông Shamji cũng nêu quan ngại về việc lượng tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka tăng, ở mức 1.289 tấn trong tháng 1/2022, cao đáng kể so với 716 tấn vào tháng 1/2021 và 67 tấn vào tháng 1/2019.

Các đại lý liên bang cam kết đáp ứng nhu cầu công nghiệp hiện đang phụ thuộc vào hạt tiêu nhập khẩu với mức giá khoảng 485 - 495 rupee.

Giá tiêu hôm nay 22/2:  - Ảnh 1.

Ảnh: Alibaba

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 255,1 yen/kg, giảm 0,27% (tương đương 0,7 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh xuống mức 14.070 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,07% (tương đương 10 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 12,56 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2020.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 2,28 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2020.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 chiếm 18,2%, tăng so với mức 16,3% của năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 3,86 tỷ USD, tăng 25,4% so với năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Việt Nam.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc trong năm 2021 với kim ngạch đạt 257,58 triệu USD, tăng 1,2% so với năm 2020.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 8,3% của năm 2020. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà,…

Thảo Vy