Giá tiêu hôm nay 1/8: Thị trường trầm lắng, cao su SHFE tăng hơn 0,5%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 2/8
Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 67.000 - 70.500 đồng/kg tại thị trường trong nước.
Cụ thể, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thu mua thấp nhất là 67.000 đồng/kg.
Tiếp theo đó là ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá 68.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 69.500 đồng/kg và 70.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
68.000 |
- |
Gia Lai |
67.000 |
- |
Đắk Nông |
68.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
70.500 |
- |
Bình Phước |
69.500 |
- |
Đồng Nai |
68.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 31/7 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 28/7 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.787 USD/tấn, tăng 1,93%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 28/7 |
Ngày 31/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.714 |
3.787 |
1,93 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.425 USD/tấn, giảm 0,06%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 28/7 |
Ngày 31/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.429 |
6.425 |
-0,06 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo TheStar, một thương nhân hàng đầu tại thị trường nội địa Malaysia dự đoán sự phục hồi giá tiêu trong nước được hình thành từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023 dự kiến sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm 2023.
Cụ thể, Ông William SCYii, Giám đốc công ty Nguong Aik (Kuching) Sdn Bhd, cho biết, có khả năng giá tiêu trong nước sẽ tiếp tục xu hướng tăng thêm 10% so với mức hiện tại và có thể tăng khoảng 20% vào cuối năm nay.
Theo giá công bố hàng ngày của Hội đồng hạt tiêu Malaysia (Malaysian Pepper Board’s - MPB), giá tiêu đen loại 1 của Kuching đạt trung bình 14.000 ringgit/tấn vào thứ Sáu tuần trước (21/7), tăng 1.100 ringgit/tấn (tương đương 8,5%) so với mức 12.900 ringgit/tấn được ghi nhận vào cuối tháng 12/2022.
Song song đó, giá tiêu trắng loại 1 của Kuching có dấu hiệu phục hồi ít đáng kể hơn. Trong cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng ghi nhận tăng 600 ringgit/tấn, từ mức 22.900 ringgit/tấn lên mức 23.500 ringgit/tấn.
Vào năm 2022, giá hạt tiêu đen có xu hướng suy yếu khi ghi nhận giảm 4.430 ringgit/tấn (tương đương 25%) so với mức 17.330 ringgit/tấn vào năm 2021. So với mức được ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái là 26.430 ringgit/tấn, giá tiêu trắng giảm 3.550 ringgit/tấn, tương đương 13,5%.
Vào thời kỳ đỉnh cao khoảng 8 năm trước, giá tiêu đen và tiêu trắng đã lần lượt đạt mức 30.000 ringgit/tấn và 50.000 ringgit/tấn.
Ngoài ra, ông William SCYii cũng cho biết nhiều thương nhân, bao gồm cả những người ở Malaysia và Việt Nam (nhà sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới), trước đó đã dự đoán thị trường hạt tiêu sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2023, nhưng dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, họ có thể đã quá lạc quan.
Theo chia sẻ của ông William SCYii với trang StarBiz: “Vào đầu năm 2023, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới, giá tiêu tăng vọt do nhu cầu tăng cao vì trong 2 năm đại dịch, Trung Quốc không nhập khẩu tiêu.
Tuy nhiên, giá đã bắt đầu giảm sau Tết Nguyên đán. Đối với các thị trường tiêu lớn khác sau đại dịch, các nhà nhập khẩu lớn ở các nước tiêu thụ tiêu (đã thay đổi chiến lược) chỉ thu mua tận tay thay vì trữ lượng lớn từ 200 đến 300 tấn như trước đây. Điều này đã làm chậm nhu cầu”.
Bên cạnh đó, việc đồng USD Mỹ mạnh và lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng hạt tiêu.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2023 đạt mức 199,3 yen/kg, tăng 0,5% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2023 được điều chỉnh lên mức 12.205 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,83% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, 5 tháng đầu năm 2023, Thái Lan xuất khẩu được 2,19 triệu tấn cao su (HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 101,87 tỷ baht (tương đương 2,92 tỷ USD), tăng 0,5% về lượng, nhưng giảm 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ là 5 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm 2023.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Thái Lan, chiếm 64,27% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này, với gần 1,41 triệu tấn, trị giá 63,43 tỷ baht (tương đương 1,82 tỷ USD), tăng 31,2% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, các chủng loại cao su xuất khẩu của Thái Lan gồm: Cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp và cao su tái sinh. Trong đó, cao su tự nhiên chiếm 50,82% và cao su tổng hợp chiếm 45,53% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này.
Cũng trong giai đoạn này, Thái Lan xuất khẩu được 1,11 triệu tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 50,29 tỷ baht (tương đương 1,44 tỷ USD), giảm 22,2% về lượng và giảm 36,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 40,37% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm 2023 với 449,42 nghìn tấn, trị giá 19,77 tỷ baht (tương đương 567,02 triệu USD), tăng 3% về lượng, nhưng giảm 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm 2023 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản tăng.
Trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Hàn Quốc lại giảm, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).