|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 17/8: Đồng loạt ổn định, cao su SHFE giảm không quá 0,5%

06:00 | 17/08/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (17/8) tại thị trường trong nước vẫn được ghi nhận trong khoảng 70.000 - 72.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên sàn giao dịch SHFE giảm dưới 0,5% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 18/8

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục dao động trong khoảng 70.000 - 72.500 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Hiện tại, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 70.000 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn có cùng mức giá thu mua là 71.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định tại mức tương ứng là 72.000 đồng/kg và 72.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

71.000

-

Gia Lai

70.000

-

Đắk Nông

71.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

72.500

-

Bình Phước

72.000

-

Đồng Nai

70.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 16/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 15/8 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.255 USD/tấn, tăng 0,24%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 15/8

Ngày 16/8

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.245

4.255

0,24

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.626 USD/tấn, tăng 0,24%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 15/8

Ngày 16/8

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.610

6.626

0,24

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, nước này đã nhập khẩu 2.489 tấn hồ tiêu trong tháng 5, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu của Ấn Độ đạt 11.257 tấn, chỉ bằng một nửa so với con số 22.176 tấn của cùng kỳ.

Các thị trường xuất khẩu tiêu hàng đầu vào Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm nay là Việt Nam (3.649 tấn), Sri Lanka (2.837 tấn), Brazil (1.695 tấn), UAE (1.666 tấn), Indonesia (1.202 tấn).

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái khối lượng nhập khẩu của Ấn Độ từ các thị trường này đều giảm mạnh. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Ấn Độ cũng giảm 36,1% trong 5 tháng đầu năm, đạt 6.096 tấn.

Nhu cầu đối với hạt tiêu đen tại thị trường nội địa Ấn Độ đang tăng lên trước mùa lễ hội đã đẩy giá mặt hàng này lên mức cao hơn.

Theo đó, giá hạt tiêu tại thị trường cảng Kochi hiện đang dao động trong khoảng 490 - 500 rupee/kg, trong khi các loại hồ tiêu sẫm và đậm hơn từ thị trường Wayanad và Kodagu có giá cao hơn trong khoảng 520 - 525 rupee/kg.

Hiện tại, các đại lý đang giữ lại hàng hóa với dự đoán giá sẽ tăng thêm. Bên cạnh đó, việc mùa xoài bắt đầu muộn cũng làm tăng nhu cầu hạt tiêu từ ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm muối chua.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bất hợp pháp hạt tiêu Brazil vào thị trường nội địa, cùng với những lo ngại về nhiễm khuẩn Salmonella đang tạo ra một mối đe dọa cho thị trường hồ tiêu Ấn Độ.

Bên cạnh đó, hạt tiêu xuất xưởng từ các kho của sàn giao dịch National Commodity and Derivatives Exchange (NCDEX), vốn đã bị giữ lại do vấn đề tranh chấp pháp lý, hiện đang được bán trực tiếp cho các đại lý trên thị trường sơ cấp.

Tiêu trong kho NCDEX vào khoảng 7.000 tấn do một phần đã bị thiệt hại trong đợt lũ năm 2018.

Hơn nữa, những cơn mưa không ngớt ở Kerala đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng nông dân trồng tiêu vì tình hình thời tiết này có thể làm hỏng dây leo hồ tiêu và có khả năng ảnh hưởng đến vụ mùa năm nay dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 12.

Trước đó, sản lượng hồ tiêu được ghi nhận ở mức 65.000 tấn vào năm ngoái, theo Thehindubusinessline.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2023 đạt mức 195,4 yen/kg, tăng 0,21% (tương đương 0,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2023 được điều chỉnh xuống mức 11.890 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,29% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong quý II/2023, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,09% về lượng và chiếm 64,76% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước.

Theo ghi nhận, xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp đạt 246,14 nghìn tấn, trị giá 335,29 triệu USD, giảm 5,1% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với quý I/2023. Tuy nhiên, so với quý II/2022 mức xuất khẩu này tăng 24,9% về lượng và tăng 0,6% về trị giá.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,8% về lượng và chiếm 99,7% về trị giá trong tổng xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước, đạt 245,64 nghìn tấn, trị giá 334,22 triệu USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 0,4% về trị giá so với quý II/2022.

Ngoài ra, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su trong quý II/2023 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó giá cao su Skim block giảm 31,8%; Latex giảm 27,4%; RSS3 giảm 25%; SVR 10 giảm 21,8%; SVR CV40 giảm 21,1%; SVR CV50 giảm 20,9%...

Bình An