Giá tiêu hôm nay 16/8: Rời ngưỡng 73.000 đồng/kg, cao su TOCOM tăng hơn 0,1%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/8
Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt giảm 500 đồng/kg, dao động trong khoảng 70.000 - 72.500 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Sau khi điều chỉnh, Gia Lai và Đồng Nai đang là hai địa phương có mức giá thu mua thấp nhất với 70.000 đồng/kg.
Kế đến là Đắk Lắk và Đắk Nông hiện được áp dụng mức giá chung là 71.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu được ghi nhận tại mức tương ứng là 72.000 đồng/kg và 72.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
71.000 |
-500 |
Gia Lai |
70.000 |
-500 |
Đắk Nông |
71.000 |
-500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
72.500 |
-500 |
Bình Phước |
72.000 |
-500 |
Đồng Nai |
70.000 |
-500 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 15/8 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 14/8 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.245 USD/tấn, giảm 0,14%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 14/8 |
Ngày 15/8 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.251 |
4.245 |
-0,14 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.610 USD/tấn, giảm 0,15%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 14/8 |
Ngày 15/8 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.620 |
6.610 |
-0,15 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (euroostat), tính đến hết tháng 4 năm nay nhập khẩu hồ tiêu của Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ đạt 25.135 tấn với trị giá 128,5 triệu EUR, giảm 24,1% về lượng (tương ứng gần 8.000 tấn) và giảm 20,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
60% trong số đó được nhập khẩu từ thị trường ngoại khối, tương ứng với 15.007 tấn, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, chỉ riêng nhập khẩu từ Việt Nam là 9.065 tấn, giảm 18% và chiếm 60,4% tổng nguồn cung ngoại khối của EU.
EU cũng giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác như Brazil đạt 2.748 tấn, giảm 56,2%; Indonesia 1.022 tấn, giảm 52,3%,...
Nhập khẩu hồ tiêu của EU giảm sút trong bối cảnh người tiêu dùng châu Âu cắt giảm chi tiêu do lạm phát và lãi suất tăng cao.
Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới, chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu năm 2022 (theo ITC).
Trong đó, thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu hồ tiêu và gia vị quan trọng của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 20%.
Hiệp định EVFTA là một trong những hiệp định tự do thế hệ mới mà ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam có nhiều lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào EU, với nhiều dòng thuế được hưởng mức thuế suất 0% tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác như Brazil và Indonesia.
Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA cũng đã đặt ra không ít thách thức đối với ngành hồ tiêu và gia vị của Việt Nam bởi các biện pháp phi thuế quan ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt, các quy định về xuất xứ hàng hóa, về chất lượng, quản lý dư lượng càng chặt chẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2023 đạt mức 195,4 yen/kg, tăng 0,21% (tương đương 0,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2023 được điều chỉnh xuống mức 11.890 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,29% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong quý II/2023, Việt Nam xuất khẩu cao su chủ yếu sang khu vực châu Á, chiếm tới 90,38% về lượng và chiếm 89,88% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Theo đó, mức xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 347,09 nghìn tấn, trị giá 465,37 triệu USD, tăng 1,8% về lượng, nhưng giảm 1,6% về trị giá so với quý I/2023; So với quý II/2022 tăng 3,5% về lượng, nhưng giảm 17,7% về trị giá.
Ghi nhận cho thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 75,23% về lượng và chiếm 73,93% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này đạt 288,9 nghìn tấn, trị giá 382,77 triệu USD, giảm 1,3% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với quý I/2023; tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 8% về trị giá so với quý II/2022.
Đứng thứ hai là xuất khẩu tới thị trường Ấn Độ chiếm 7,26% về lượng và chiếm 7,44% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt 27,88 nghìn tấn, trị giá 38,51 triệu USD, tăng 61% về lượng và tăng 55,7% về trị giá so với quý I/2023. Tuy nhiên so với quý II/2022 vẫn giảm 0,6% về lượng và giảm 24,3% về trị giá.