Giá tiêu hôm nay 13/4: Trở lại mạnh mẽ, giá tiêu cán mốc 157.000 đồng/kg trong tuần qua
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Khảo sát cho thấy, giá tiêu sáng nay tiếp tục tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, lên mức 154.000 – 157.000 đồng/kg.
Như vậy, thị trường đã tăng tổng cộng 6.000 – 9.000 đồng/kg trong 3 phiên giao dịch gần nhất sau khi Mỹ thông báo hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam và loạt đối tác trong vòng 90 ngày.
Tổng kết tuần qua, giá tiêu trong nước cao hơn 1.000 – 2.000 đồng/kg so với tuần trước.
Cụ thể, thương lái tỉnh Đắk Lắk đang thu mua hồ tiêu với giá cao nhất là 157.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước.
Theo sau là giá tiêu tại tỉnh Đắk Nông ở mức 156.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai cũng tăng 1.000 đồng/kg trong tuần qua, lên mức 155.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, đạt 154.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Bình Phước không đổi ở mức 154.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 13/4 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với tuần trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
157.000 |
+2.000 |
+2.000 |
Gia Lai |
154.000 |
+1.000 |
+1.000 |
Đắk Nông |
156.500 |
+1.500 |
+1.500 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
155.000 |
+2.000 |
+1.000 |
Bình Phước |
154.000 |
+1.000 |
- |
Đồng Nai |
155.000 |
+2.000 |
+1.000 |

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ giatieu.com
Trên thị trường thế giới
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới đồng loạt giảm trong tuần qua. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam giảm mạnh nhất 500 USD/tấn, tiêu đen Brazil giảm 150 USD/tấn, tiêu đen Indonesia giảm 92 USD/tấn và Malaysia giảm 50 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 13/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với tuần trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.147 |
-1,27 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.800 |
-2,16 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.850 |
-0,51 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.600 |
-7,04 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.800 |
-6,85 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Việt Nam cũng giảm mạnh 500 USD/tấn, tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 261 USD/tấn và tiêu trắng Malaysia ASTA giảm 100 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 13/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với tuần trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.805 |
-2,59 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
12.300 |
-0,81 |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.600 |
-4,95 |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), cho biết Việt Nam đang là nước cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 77% tổng lượng hạt tiêu mà Mỹ nhập khẩu hàng năm, theo Vneconomy.
Năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Mỹ đạt 72.311 tấn và ghi nhận lượng tăng kỷ lục 33,2%; kim ngạch đạt 409 triệu USD, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đi tất cả các thị trường các thị trường.
Tuy nhiên, việc chính quyền của ông Donald Trump áp dụng thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đã gây ra nỗi lo ngại lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.
Bởi trong những tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam đã ký nhiều đơn hàng giao xa với nhiều nhà nhập khẩu Mỹ; trong đó có những đơn hàng có thời gian giao hàng tới tháng 8, tháng 9 năm nay.
Trước đây, xuất khẩu tiêu sang Mỹ gần như được miễn thuế. Hiện nay, nhiều lô hàng đang trên đường sang Mỹ, các lô hàng này trước đây ký kết về giá cả khi chưa có thông tin về việc áp thuế.
Nay dự kiến khi cập cảng Mỹ sẽ phải chịu thuế 10%, nhiều khả năng các đối tác nhập khẩu sẽ đàm phán lại giá, và có thể các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam và đối tác nhập khẩu ở Mỹ sẽ phải cùng chia sẻ nhau về chi phí thuế 10% này.
Ngành hồ tiêu đang bắt đầu tìm hiểu xem mức thuế cụ thể với hồ tiêu Việt Nam để có giải pháp ứng phó tiếp theo. Doanh nghiệp vẫn hy vọng các vòng đàm phán giữa hai Chính phủ sẽ có kết quả tích cực, kỳ vọng sau 3 tháng nữa nữa, hồ tiêu sẽ chỉ phải chịu thuế nhập khẩu tối thiểu 10% mà không phải gánh thêm thuế đối ứng.
Trong khi hai nước đang còn đàm phán, VPSA cho hay giải pháp lúc này đối với ngành hàng hồ tiêu Việt Nam là nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành để cạnh tranh với các nước xuất khẩu tiêu khác.
Để giảm rủi ro từ các chính sách của Mỹ, VPSA khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu cần có những phương án ứng phó linh hoạt. Thay vì làm kế hoạch kinh doanh theo tháng, theo năm; chuyển sang làm kế hoạch xuất khẩu theo tuần, cần bám sát sự biến động của giá cả hàng hóa để phản ứng phù hợp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam cần chủ động tìm kiếm các thị trường mới để tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Xuất khẩu hạt tiêu sang châu Âu, Nhật Bản, các nước Trung Đông tăng trưởng tốt nhờ ưu đãi thuế quan và nhu cầu cao đối với sản phẩm phát triển bền vững, chế biến sâu.