|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 7/5: Tiếp tục tăng cao

10:56 | 07/05/2021
Chia sẻ
Giá thép hôm nay tăng lên mức 5.667 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Sau kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài 5 ngày, giá thép kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng kỷ lục, vượt quá triển vọng về nhu cầu và giá các nguyên liệu sản xuất thép.

Giá thép hôm nay đạt mức 5.667 nhân dân tệ/tấn

Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 10/5

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 53 nhân dân tệ lên mức 5.667 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 7/5

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 10/2021

5.667

+53

Giá đồng

Giao tháng 6/2021

74.400

+1.420

Giá kẽm

Giao tháng 6/2021

22.280

+375

Giá niken

Giao tháng 6/2021

132.430

+350

Giá bạc

Giao tháng 6/2021

5.675

+183

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Vào hôm thứ Năm (6/5), giá thép kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục sau kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài 5 ngày, vượt quá triển vọng về nhu cầu và giá các nguyên liệu sản xuất thép.

Giá thép xây dựng hôm nay 7/5: Tiếp tục tăng cao - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Cụ thể, giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4,7%, ghi nhận mức cao kỷ lục là 5.672 nhân dân tệ/tấn.

Tương tự, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1, được sử dụng trong sản xuất thùng xe và thiết bị gia dụng, cũng đã tăng 4% lên mức kỷ lục là 5.957 nhân dân tệ/tấn.

Đồng thời, điểm chuẩn quặng sắt của châu Á cũng tăng lên sau khi Trung Quốc tuyên bố đình chỉ vô thời hạn mọi hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược với Australia.

Theo đó, giá quặng sắt giao tháng 9/2021 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng 6,8% lên 1.184 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore (SICOM), giá quặng sắt giao tháng 6/2021 tăng 4,9% lên 196,10 USD/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 7/5: Tiếp tục tăng cao - Ảnh 3.

Ảnh: Business World

Australia là nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới và đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Tuy nhiên, căng thẳng leo thang giữa thủ đô Bắc Kinh và thủ đô Canberra khiến Trung Quốc áp đặt một loạt lệnh trừng phạt thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Australia, từ rượu vang đến than đá.

Hiện tại, thương mại quặng sắt của Trung Quốc đã không còn. Các nhà phân tích nhận định, quốc gia này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt đến từ Australia.

Bà Yanting Zhou, Nhà kinh tế cấp cao của Wood Mackenzie, lại cho rằng: “Trung Quốc khó có khả năng cấm nhập khẩu các mặt hàng của Australia mà trước giờ Trung Quốc phụ thuộc, vì điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia”.

Bà nói thêm, chính phủ có thể sẽ hành động bằng cách tăng chi phí hành chính cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Australia, Reuters đưa tin.

Xem thêm: Giá sắt thép

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.