Giá thép xây dựng hôm nay (4/11): Sản xuất thép của Trung Quốc tăng trưởng ổn định
Sản xuất thép của Trung Quốc tăng trưởng ổn định
Giá thép xây dựng hôm nay
Xem thêm: Giá thép xây dựng ngày hôm nay 5/11
Giá thép thanh giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 13 nhân dân tệ lên 3.377 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h30 (giờ Việt Nam).
Sản lượng thép của Trung Quốc tăng trưởng ổn định trong 3 quí đầu năm trong bối cảnh nhu cầu thị trường cải thiện khi các doanh nghiệp thép chứng kiến lợi nhuận bị thu hẹp do chi phí sản xuất tăng, theo hiệp hội ngành công nghiệp, theo Tân Hoa Xã.
Sản lượng thép thô đạt 748 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, tăng 8.4% so với năm ngoái, trong khi sản lượng gang tăng 6,3% lên 612 triệu tấn, dữ liệu từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA).
Mặc dù sản lượng tăng, các doanh nghiệp thép của Trung Quốc báo cáo hiệu suất giảm, với lợi nhuận gộp của các thành viên CISA đạt tổng cộng 146,6 tỉ nhân dân tệ (khoảng 20,8 tỉ USD), thấp hơn 32% so với cùng kì năm ngoái.
Chi phí sản xuất thép trong giai đoạn này tăng 8 - 10%, chủ yếu là do giá quặng sắt nhập khẩu tăng, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép.
Trong khi đó, xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm thép giảm lần lượt 5% và 12,2%.
Khối lượng quặng sắt tại các cảng giảm trong tuần trước
Quặng sắt tồn kho trên khắp các cảng của Trung Quốc giảm trong tuần trước do các nhà máy thép ở thành phố Đường Sơn tăng cường mua hàng trong bối cảnh áp dụng các biện pháp hạn chế sản xuất chống ô nhiễm sau kì nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần vào đầu tháng 10.
Dữ liệu SMM cho thấy trữ lượng quặng sắt trên 35 cảng của Trung Quốc vào ngày 1/11 giảm 2 triệu tấn so với tuần trước đó xuống còn 116,79 triệu tấn, thấp hơn 15,71 triệu tấn so với cùng kì.
Trong tuần kết thúc vào ngày 1/11, khối lượng quặng sắt trung bình cung cấp hàng ngày từ các cảng này tăng 259.000 tấn so với tuần trước lên 2,88 triệu tấn, cao hơn 12.700 tấn so với cùng kì năm ngoái.
Tình trạng khói bụi và ô nhiễm nặng nề mới xuất hiện ở miền Bắc, miền Trung và miền Đông Trung Quốc khiến các khu vực bao gồm tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông, An Huy và Giang Tô áp đặt các hạn chế sản xuất.
Điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với quặng sắt và tăng dự trữ tại các cảng.