|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 29/9: Quay đầu giảm, giao dịch xuống mức 3.514 nhân dân tệ/tấn

10:40 | 29/09/2020
Chia sẻ
Giá thép hôm nay giảm xuống mốc 3.514 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Hiệp hội thép Mỹ Latinh (Alacero) khuyến nghị chính quyền địa phương nên kiểm soát thương mại nhiều hơn đối với hàng nhập khẩu nhằm duy trì mức độ công nghiệp hóa của ngành thép.

Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 30/9

Giá thép hôm nay giảm

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 17 đồng nhân dân tệ lên mức 3.514 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kì hạn

Ngày 29/9

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 1/2021

3.514

-17

Giá đồng

Giao tháng 11/2020

51.070

+180

Giá kẽm

Giao tháng 11/2020

19.350

+435

Giá niken

Giao tháng 12/2020

113.310

+700

Giá bạc

Giao tháng 12/2020

5.067

+147

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Hiệp hội thép Mỹ Latinh (Alacero) thông báo rằng, các nền kinh tế lớn đang trải qua một cuộc suy thoái trầm trọng và điều này ảnh hưởng đến giá sắt thép toàn cầu.

Giá thép xây dựng hôm nay 29/9: Quay đầu giảm, giao dịch xuống mức 3.514 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)

Tình hình căng thẳng thương mại giữa các cường quốc lớn nhất thế giới, được bồi thêm bởi sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, khiến cuộc khủng hoảng kinh tế dần chuyển biến sang một giai đoạn khác.

Giá hàng hóa giảm, phá giá tiền tệ, chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và áp lực từ giá cả không cạnh tranh của Trung Quốc đối với sản xuất nội địa là các yếu tố góp phần gây ra sự bất ổn trong khu vực.

Trong năm qua, xuất khẩu thép gián tiếp của Trung Quốc sang Mỹ Latinh tăng 3,5%, đạt 49.154 triệu USD. Khối lượng thép trong các sản phẩm nhập khẩu từ gã khổng lồ châu Á tăng 3% so với năm trước, tương đương gần 7 triệu tấn.

Trong bối cảnh này, Alacero khuyến nghị rằng các chính quyền địa phương nên kiểm soát thương mại nhiều hơn đối với hàng nhập khẩu, để chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng trong thương mại và duy trì mức độ công nghiệp hóa của ngành thép Mỹ Latinh.

Sau đại dịch, xu hướng chung trên toàn cầu là sẽ ưu tiên cho các quốc gia có đủ công suất để tiếp tục sản xuất chi phí thấp, theo Steelguru đưa tin.

Hiện tại, Brazil và Mexico là hai nước tiêu thụ thép gián tiếp chính của Trung Quốc, chiếm 57% tổng giá trị nhập khẩu của khu vực và gần 45% sản lượng nếu tính theo tấn. 

Trong đó, mặc dù có lượng nhập khẩu thép cuộn từ Trung Quốc thấp nhưng Mexico lại là thị trường thương mại chính với 17.157 triệu USD, tăng trưởng 5,8% so với năm trước. 

Giá thép xây dựng hôm nay 29/9: Quay đầu giảm, giao dịch xuống mức 3.514 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

(Ảnh: Google)

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Latinh, bao gồm cả khối lượng thép gián tiếp, đạt 7 triệu tấn. Trong số các sản phẩm đó, ô tô và xe thương mại đóng góp 1,22 triệu tấn, đạt mức tỉ trọng đáng kể 9.454 triệu USD.

Các thị trường tiêu thụ chính của thép cuộn và các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Mỹ Latinh bao gồm Chile với 1,2 triệu tấn, Peru với 1,1 triệu tấn, Trung Mỹ với 1 triệu tấn và Brazil với 0,8 triệu tấn.

Nhìn chung, nhập khẩu của khu vực này đã giảm 14%. Tuy nhiên, sự gia tăng thương mại gián tiếp các sản phẩm thép cao cấp của Trung Quốc sang Mỹ Latinh không đủ để làm tăng thâm hụt thương mại. 

Do đó, việc trao đổi các sản phẩm cán và các sản phẩm phái sinh giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh ghi nhận mức giảm mạnh, mặc dù thực tế là tổng lượng thép nhập khẩu vào Trung Quốc từ Mỹ Latinh đạt 0,018 triệu tấn, tăng 56% so với năm trước.

Thảo Vy