|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay (27/7) quay đầu tăng dù nhu cầu vẫn ảm đạm

08:00 | 27/07/2018
Chia sẻ
Giá thép xây dựng hôm nay (27/7) phục hồi sau khi giảm vào đầu phiên giao dịch hôm qua, dù nhà đầu tư vẫn lo ngại nhu cầu ảm đạm.
gia thep xay dung hom nay 277 quay dau tang du nhu cau van am dam Giá thép xây dựng hôm nay (26/7) giảm nhẹ bất chấp lo ngại nguồn cung đi xuống
gia thep xay dung hom nay 277 quay dau tang du nhu cau van am dam Giá thép xây dựng hôm nay (25/7) quay đầu giảm sau khi chạm đỉnh 10 tháng rưỡi

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 30 nhân dân tệ/tấn, tương đương 0,75%, lên 4.032 nhân dân tệ/tấn (592,48 USD/tấn) vào lúc 7h41 (giờ Việt Nam).

Giá thép SHFE giao tháng 10 hôm qua đóng cửa tăng 0,3% lên 4.017 nhân dân tệ/tấn (590,28 USD/tấn). Vào ngày 24/7, giá thép chạm 4.033 nhân dân tệ/tấn (592,63 USD/tấn), cao nhất kể từ đầu tháng 9 năm ngoái.

gia thep xay dung hom nay 277 quay dau tang du nhu cau van am dam
Ảnh minh họa. Nguồn: China Daily/Reuters.

Giá các nguyên liệu thô sản xuất thép cùng chịu sức ép, theo đó giá than luyện cốc giảm 0,3% xuống 1.196 nhân dân tệ/tấn (175,75 USD/tấn). Giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 475,5 nhân dân tệ/tấn (69,87 USD/tấn).

Bộ Môi trường Trung Quốc ngày 23/7 cho biết đã mở rộng bảng xếp hạng chất lượng không khí hàng tháng từ 74 lên 169 thành phố, nhằm gia tăng sức ép lên chính quyền địa phương trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch chống ô nhiễm không khí.

Thị trường dự đoán nguồn cung sẽ thắt chặt do chính sách hạn chế sản lượng tại Đường Sơn, thành phố sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là địa phương có chất lượng không khí tệ nhất trong số 169 thành phố được xếp hạng chất lượng không khí trong tháng 6. Trước đó, thành phố này đã yêu cầu các nhà máy thép cắt giảm thêm sản lượng từ ngày 20/7 – 31/8.

Các chuyên gia của hãng Orient Futures cho biết sản lượng thép có thể không giảm nhiều như thị trường dự đoán do các nhà máy tại các khu vực khác đang tăng tốc sản xuất nhằm tận dụng giá bán cao.

“Thị trường sẽ vẫn chịu áp lực nếu nhu cầu không đi lên sau mùa thấp điểm”, các chuyên gia nhận định.

Xem thêm

Trường Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.