|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 26/6: Tăng do lo ngại thiếu hụt nguyên liệu sản xuất ở Trung Quốc

11:03 | 26/06/2020
Chia sẻ
Giá thép thanh xây dựng tăng lên ngưỡng 3.620 nhân dân tệ/tấn trong hôm nay do lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai cùng nguồn cung thấp ở Brazil và biến động chính trị tại Mỹ.

Giá thép hôm nay

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 6 đồng nhân dân tệ lên 3.620 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Theo dữ liệu từ tổng cục thống kê Trung Quốc, trong tháng 5/2020, sản xuất thép thô của nước này đạt mức 92,7 triệu tấn, tăng 4,2% so với tháng trước. 

Các chuyên gia phân tích tại S&P Global Platts dự đoán, giá quặng sắt với hàm lượng 62% sẽ giảm xuống khoảng 70 USD/tấn trong năm nay, do nguồn cung quặng sắt dồi dào đến từ Úc và Brazil. 

Dự kiến nhu cầu sản xuất thép của các công ty Trung Quốc sẽ tăng, khi hoạt động kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19. 

Giá thép xây dựng hôm nay 26/6: Tăng do lo ngại thiếu hụt nguyên liệu sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn Shfe)

Theo số liệu từ Liên đoàn thép Đức (WV Stahl), trong tháng 5/2020, sản lượng sản xuất thép thô tại quốc gia này đã giảm 27%, xuống còn 2,6 triệu tấn. 

Trước đó, vào tháng 4/2020, sản lượng thép thô tại quốc gia châu Âu này đã giảm mạnh 24%. WV Stahl cũng đưa ra cảnh báo, nhu cầu tiêu thụ thép có thể giảm xuống mức thấp hơn so với thời kì khủng hoảng tài chính năm 2009. 

ThyssenKrupp, nhà sản xuất thép lớn nhất tại Đức cho biết, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, tài chính của Tập đoàn đã bị ảnh hưởng đáng kể do những tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19. 

Tổng khối lượng sản xuất thép của Đức trên thị trường thế giới đã giảm 12% trong năm ngoái (2019) xuống còn 39,7 triệu tấn. Sản lượng sản xuất thép thô cũng giảm trong năm thứ hai liên tiếp và là lần đầu tiên kể từ thời điểm 2009, Tân Hoa Xã đưa tin. 

Indonesia đặt ra mục tiêu tăng tổng sản lượng khai thác than lên mức 550 triệu tấn trong năm 2020. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp nên nhiều khả năng nước này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Arifin Tasrif. 

Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến hai thị trường tiêu thụ than lớn là Trung Quốc và Ấn Độ không còn “mặn mà” với việc nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng sản xuất than của Indonesia. 

Tại Nam Phi, công ty khai thác than Exxaro Resources dự kiến sẽ cắt giảm tổng sản lượng và doanh số bán than nửa cuối năm 2020 trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thấp và tác động của đại dịch Covid-19 vẫn chưa dừng lại. 

Khối lượng sản xuất và bán than trong nửa cuối năm 2020 dự kiến sẽ giảm khoảng 1 - 2%. Đồng thời, chi phí vốn trong năm nay cũng sẽ thấp hơn 15% so với kì vọng đặt ra vào hồi tháng 3, theo Reuters

An Nhiên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.