|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn

09:28 | 25/02/2022
Chia sẻ
Giá thép hôm nay giảm xuống mức 4.605 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Chính quyền Trung Quốc sẽ tăng cường ngăn chặn tình trạng tích trữ quặng sắt quá mức và đưa lượng hàng tồn kho trở lại mức hợp lý.

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải:

Xem thêm: Giá thép ngày 28/2

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 99 nhân dân tệ xuống mức 4.605 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 25/2

Chênh lệch so với giao dịch trước đó

Giá thép

Giao tháng 5/2022

4.605

-99

Giá đồng

Giao tháng 4/2022

71.120

+250

Giá kẽm

Giao tháng 4/2022

24.710

-75

Giá niken

Giao tháng 4/2022

176.620

-1.120

Giá bạc

Giao tháng 6/2022

4.979

-70

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Vào hôm thứ Tư (23/2), cơ quan hoạch định chính sách nhà nước của Trung Quốc cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ tăng cường ngăn chặn tình trạng tích trữ quặng sắt quá mức, Reuters đưa tin.

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại Sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Cơ quan này cũng nêu rõ, họ sẽ hướng dẫn các công ty cảng đảm bảo rằng các nhà kinh doanh đưa lượng hàng tồn kho trở lại mức hợp lý càng sớm càng tốt.

Quyết định này diễn ra sau một hội nghị chuyên đề với sự tham gia của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan quản lý thị trường, hiệp hội cảng cùng một số công ty cảng lớn.

Theo tuyên bố: “Cuộc họp đã nghiên cứu các biện pháp bao gồm, rút ngắn đáng kể thời gian lưu trữ miễn phí cho các nhà kinh doanh quặng sắt, nâng cao chi phí tích trữ bên cảng và ngăn chặn tích trữ quá mức”.

Kể từ cuối tháng 1/2022, cơ quan hoạch định nhà nước của Trung Quốc đã đưa ra 6 tuyên bố nhằm vào việc giá nguyên liệu sản xuất thép đang tăng nhanh.

Từ đó, họ kêu gọi các nhà cung cấp thông tin đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được công bố, đồng thời yêu cầu các công ty thương mại giải phóng lượng dự trữ cao.

Giá quặng sắt kỳ hạn DCIOcv1 giao tháng 5/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), đã giảm hơn 15% kể từ thông báo đầu tiên của NDRC và liên tục biến động trong tuần qua.

Vào hôm thứ Tư, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn này đã đóng cửa giảm 0,8%, ghi nhận mức 700 nhân dân tệ/tấn (tương đương 110,65 USD/tấn).

Dữ liệu hàng tuần do Công ty tư vấn SteelHome tổng hợp cho thấy, tính đến ngày 18/2, dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc ở mức 160,95 triệu tấn. Đây là mức cao nhất theo ghi nhận kể từ tháng 6/2018.

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

Ảnh: Freepik

Vào hôm qua (24/2), giá thép kỳ hạn trên Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) giảm, trong đó giá thép cây xây dựng giảm hơn 3%.

Nguyên nhân là do các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với nguyên liệu sản xuất thép, làm ảnh hưởng đến giá của các sản phẩm thép chính.

Bộ trưởng Bộ Nhà ở Trung Quốc cam kết sẽ giữ cho thị trường bất động sản ổn định trong năm nay, bên cạnh đó đảm bảo rằng nhu cầu mua nhà thực sự được đáp ứng.

Haitong Futures nhận định, giá thép dự kiến sẽ biến động trong bối cảnh nhu cầu lạc quan sau khi các “tai ương” trên thị trường bất động sản và nguyên liệu thô giảm bớt.

Giá thép xây dựng hôm nay tại thị trường trong nước

Bảng giá thép miền Bắc hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 4.

Nguồn: Steelonline

Bảng giá thép miền Nam hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 5.

Nguồn: Steelonline

Bảng giá thép miền Trung hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 25/2: Giá thép thanh giảm về mức 4.605 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 6.

Nguồn: Steelonline

>>> Xem thêm: Giá sắt thép

Thảo Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.