|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn

10:47 | 01/03/2022
Chia sẻ
Giá thép hôm nay tăng lên mức 4.805 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc và Singapore tăng do lo ngại xung đột vũ trang kéo dài giữa Nga và Ukraine có thể hạn chế nguồn cung toàn cầu.

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 2/3

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 143 nhân dân tệ lên mức 4.805 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 1/3

Chênh lệch so với giao dịch trước đó

Giá thép

Giao tháng 5/2022

4.805

+143

Giá đồng

Giao tháng 4/2022

70.870

+30

Giá kẽm

Giao tháng 4/2022

25.145

+240

Giá niken

Giao tháng 4/2022

176.230

+160

Giá bạc

Giao tháng 6/2022

4.958

+31

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Vào hôm thứ Hai (28/2), giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc và Singapore tăng do lo ngại xung đột vũ trang kéo dài giữa Nga và Ukraine có thể hạn chế nguồn cung toàn cầu, Reuters đưa tin.

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại Sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 5/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã kết thúc giao dịch vào ban ngày cao hơn 2,7% ở mức 705,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 111,82 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã ghi nhận mức 712 nhân dân tệ/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore (SICOM), hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất giao tháng 4/2022 đã tăng 3,3% lên 141,25 USD/tấn.

Ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hành của Navigate Commodities ở Singapore, cho biết: “Bất kỳ chiến dịch quân sự kéo dài nào cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu quặng sắt hàng năm với tổng trị giá gần 70 triệu tấn từ Nga và Ukraine, cuối cùng thắt chặt cán cân toàn cầu”.

Nga và Ukraine không phải là nhà cung cấp quặng sắt lớn cho Trung Quốc, vì nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này nhập khẩu hầu hết từ Australia và Brazil, mà thường xuất khẩu sang các nước châu Âu khác.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gây ra sự trả đũa trên diện rộng của phương Tây, với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt bao gồm việc chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

Ảnh: North Shore Steel

Khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh diễn ra trong tháng này, tỷ lệ sử dụng công suất các lò cao của Trung Quốc tăng trở lại, dẫn đến lượng quặng sắt tồn kho tại các cảng của Trung Quốc giảm nhanh hơn, cũng dự kiến sẽ hỗ trợ thêm về giá.

Những yếu tố hỗ trợ cho quặng sắt vẫn không thay đổi ngay cả khi nhà hoạch định nhà nước của Trung Quốc theo dõi chặt chẽ các hoạt động thị trường sau đợt tăng giá mạnh gần đây.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã cảnh báo chống lại việc tích trữ quặng sắt, đầu cơ và thông tin sai lệch trên thị trường.

Đồng thời, cơ quan này nhắc nhở các thương nhân về việc các cơ quan quản lý tăng cường giám sát đối với cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn để đảm bảo giá cả ổn định.

Giá thép xây dựng hôm nay tại thị trường trong nước

Bảng giá thép miền Bắc hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 4.

Nguồn: Steelonline

Bảng giá thép miền Nam hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 5.

Nguồn: Steelonline

Bảng giá thép miền Trung hôm nay:

Giá thép xây dựng hôm nay 1/3: Duy trì đà tăng, đạt mức 4.805 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 6.

Nguồn: Steelonline

>>> Xem thêm: Giá sắt thép

Thảo Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.