|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá thép tại Châu Âu cao kỷ lục vì xung đột Nga - Ukraine

14:53 | 24/03/2022
Chia sẻ
Tại Châu Âu, thép đang dần trở thành mặt hàng xả xỉ. Điều này càng tồi tệ hơn khi đây là vật liệu quan trọng cho mọi thứ từ những tòa nhà chọc trời, ô tô đến máy giặt và đường sắt.

Thế giới đang chú ý đến tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đối với thị trường năng lượng toàn cầu. 

Theo Bloomberg, giá dầu tăng cao đã chiếm ưu thế trên các tiêu đề. Nhưng bên cạnh dầu mỏ, thép cũng đang là mặt hàng tăng giá “sốc” khiến nhiều nước, đặc biệt ở Châu Âu đang phải đau đầu.

Thép đang dần trở thành mặt hàng xả xỉ. Điều này càng tồi tệ hơn khi đây là vật liệu quan trọng cho mọi thứ từ những tòa nhà chọc trời, ô tô đến máy giặt và đường sắt.

Dự liệu từ Kallanish Commodities Ltd cho thấy giá thép cuộn cán nóng tại Bắc Âu tăng 10% vào thứ Sáu tuần trước (18/3) lên mốc cao nhất mọi thời đại 1.435 EURO/tấn (tương đương 1.583 USD/tấn). 

Cùng lúc đó, giá thép thanh cũng chạm mốc kỷ lục gần 1.200 EURO/tấn. Nếu so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, giá của hai loại thép này tăng tới 150 - 250%.

Giá thép tại Châu Âu cao kỷ lục vì xung đột Nga - Ukraine - Ảnh 1.

Giá thép đang tăng mạnh tại châu Âu. (Nguồn: Bloomberg)

Mức giá này được cho là sẽ còn tăng hơn nữa nếu tình hình căng thẳng Nga - Ukraine không được giải quyết sớm khiến giá nhiên liệu cho các nhà máy sản xuất thép tăng cao. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Liên Minh Châu Âu chuẩn bị cẩm nhập khẩu thép từ Nga như một phần của các biện pháp trừng phạt bổ sung.

Đối với các ngân hàng trung ương, sự bùng nổ giá thép là một vấn đề lạm phát đau đầu khác. Trong khi đó, chính phủ các nước Châu Âu có thể phải vật lộn với cả việc tăng giá và mối đe dọa về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong mùa hè này. Thép thanh vằn, thép thanh dài và tôn được sử dụng để gia cố bê tông trong mọi dự án xây dựng, có thể sẽ sớm bị thiếu hụt nguồn cung.

Liên minh Châu Âu đã áp lệnh trừng phạt đối với thép của Nga và nhắm vào hầu hết ông lớn sở hữu khối tài sản khổng lồ trong lĩnh vực này của Nga. Cùng lúc đó, tình hình chiến sự căng thẳng khiến hoạt động sản xuất thép tại Ukraine bị đình trệ. 

Theo trang Jamaica Observer, ngay khi các cuộc đàm phán về việc cấm nhập khẩu thép của Nga diễn ra, giá thép đã bắt đầu tăng mạnh.

“Chúng tôi cần tăng giá do thiếu nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao trong bối cảnh xung đột leo thang đặc biệt là năng lượng. So với năm ngoái, chi phí đã tăng 20% đến 25%. Đây là mức khá cao. Các đơn hàng mới có mức giá tăng thêm khoảng 30%, tức 250 USD/tấn”, ông Oytun Ozdogan, Giám đốc điều hành của Kaptan Metal, công ty thép của Jamica có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Khi được hỏi về tác động có thể xảy ra của bất kỳ lệnh cấm nào đối với thép Nga, Ozdogan lưu ý rằng nó “sẽ làm tăng giá nhiều hơn”. Vẫn còn đó sự không chắc chắn về việc giá thép sẽ tăng thêm bao nhiêu. 

Tuy nhiên, ông Ozdogan nói rõ, “Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là về giá thép và chi phí sản xuất”.

Thị trường đã phải đối mặt với việc mất hàng xuất khẩu của Ukraine, thường là nhà cung cấp lớn thứ năm cho châu Âu. Chi phí năng lượng cao ngất trời cũng đã làm gián đoạn hoạt động của một số nhà máy trên lục địa, hạn chế nguồn cung.

Nga là nhà xuất khẩu thép lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi Ukraine đứng thứ tám.

Colin Richardson, người đứng đầu bộ phận thép của Argus, một cơ quan báo cáo giá, tính toán rằng Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng một phần ba lượng thép nhập khẩu của EU, hay gần 10% nhu cầu nội địa của khu vực.

Nga, Belarus và Ukraine cùng chiếm khoảng 60% tổng lượng thép thanh nhập khẩu của EU. Họ cũng chiếm thị phần lớn trong thị trường thép tấm ở Châu Âu. 

Mặc dù thép có liên quan đến các lò cao như lò bị phá hủy ở Mariupol, nhưng ở châu Âu, khoảng 40% thép đến từ những từ lò điện hồ quang hoặc nhà máy nhỏ. Thay vì sắt và than, các nhà máy nhỏ sử dụng lượng điện năng khổng lồ để nấu chảy sắt vụn thành thép. Thế nhưng hiện tại, Châu Âu lại đang thiếu năng lượng.

Xung đột địa chính trị khiến giá khí đốt tăng cao, giá điện của châu Âu cũng đã tăng lên, đạt đỉnh vào đầu tháng này trên 500 EURO/megawatt giờ, gấp khoảng 10 lần so với trước cuộc khủng hoảng. Giá tăng vọt đã buộc nhiều nhà máy sản xuất thép nhỏ từ Tây Ban Nha đến Đức phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng, chỉ hoạt động hết công suất vào ban đêm khi giá điện rẻ hơn.

Việc đóng cửa đang tiếp tục thắt chặt thị trường châu Âu, khiến một số người dùng lo ngại không chỉ về vấn đề giá cao mà còn có thể xảy ra tình trạng khan hàng. Các nhà điều hành thép lo ngại rằng giá có thể tăng thêm 40% nữa lên khoảng 2.000  EURO/ tấn, trước khi nhu cầu chậm lại.

Các nhà điều hành ngành cho biết nếu giá điện tăng trở lại và nhiều nhà máy nhỏ ở châu Âu đóng cửa, thì viễn cảnh thiếu hụt thép thanh vằn là có thật. Việc mua hoảng loạn cũng có thể làm tăng giá.

H.Mĩ

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.