Giá than giảm sâu về mức trước khi xảy căng thẳng Nga - Ukraine
Theo Nikkei Asia, giá than dùng cho sản xuất điện đã giảm về mức trước khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine cách đây một năm.
Tính đến cuối tháng 2, giá than chất lượng cao giao ngay vận chuyển từ cảng Newcastle (Australian) giao dịch ở mức 179 USD/tấn, giảm gần 60% so với ngưỡng kỷ lục thiết lập hồi tháng 9 năm ngoái. Đà tăng giá than kéo dài đến giữa tháng 1/2023, giao dịch quanh mức 400 USD/tấn sau đó giảm dần do các nước tìm kiếm nguồn cung thay thế cho than của Nga.
Việc giá than giảm có thể xoa dịu tình trạng tăng giá điện ở Nhật Bản, vốn phụ thuộc nhiều vào điện than hơn nhiều nền kinh tế tiên tiến khác.
Đà suy giảm của giá than xảy ra khi lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu lắng xuống. Mùa đông ấm hơn đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng khí gas để sưởi ấm ít hơn, khiến hàng tồn kho ở mức cao. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm 80% so với mức đỉnh.
Do than đá dồi dào và không tập trung ở các khu vực cụ thể như dầu mỏ hoặc khí đốt, nên nó tương đối rẻ và dễ tiếp cận.
Theo ước tính của Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản, giá nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên hóa lỏng của nước này gần như bằng nhau dựa trên hàm lượng nhiệt tương đương trong nửa cuối năm ngoái.
Ông Nobuyuki Kuniyoshi, thuộc Tổ chức An ninh Năng lượng và Kim loại Nhật Bản cho biết: “Ngoài sự khác biệt về hiệu suất nhiệt, điện than kém hiệu quả hơn điện khí đốt sau khi tính đến các chi phí như xử lý tro được tạo ra khi đốt cháy”.
Nguồn cung đã ổn định bên cạnh sự sụt giảm nhu cầu. Một công ty than lưu ý rằng mặc dù sản lượng than của Australia thường giảm trong mùa mưa, nhưng nhìn chung vẫn ổn định trong năm nay.
Nguồn tin từ một công ty khác cho biết: “Nhu cầu than có xu hướng giảm vào mùa xuân ở Bắc bán cầu, vì vậy giá sẽ còn ở mức thấp”.
Than Australia rẻ hơn có thể đồng nghĩa với việc giá điện tại Nhật Bản sẽ giảm. Điện than chiếm khoảng 30% tổng sản lượng điện của quốc gia này, chỉ đứng sau khí đốt. Ước tính 65% lượng than này được nhập khẩu từ Australia trong năm 2022. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 69% trong năm nay do lệnh cấm vận than đá của Nga.
Điều đó cho thấy phải mất 3 đến 5 tháng để những thay đổi trong chi phí than, khí đốt phản ánh vào trong giá điện của Nhật Bản.
Tất cả 10 công ty điện lực lớn của Nhật Bản đã đạt đến giới hạn chuyển phần chi phí đầu vào tăng cao vào trong giá bán điện cho người tiêu; phần chênh chi phí còn lại họ phải tự chịu. 7 công ty đã yêu cầu chính phủ chấp thuận tăng giá điện 30 - 40%.
Công ty Điện lực Hokuriku trong tháng 11/2022 đã yêu cầu mức tăng cao nhất là 45,84%, trong khi Công ty Điện lực Shikoku yêu cầu mức thấp nhất là 28,08%.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng một đợt tăng giá than nữa có thể xảy ra. Nguồn cung thay thế than của Nga vẫn còn hạn chế và nỗi lo về việc EU có thể thiếu khí đốt vào cuối năm nay còn thường trực. Ngoài ra, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế, nhu cầu năng lượng tăng lên cũng là yếu tố thúc đẩy giá than trong thời gian tới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/