|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá quặng sắt có thể chạm đáy 4 năm vào quý IV?

16:15 | 17/10/2022
Chia sẻ
Giới chuyên gia cho rằng giá quặng sắt có thể tiếp tục giảm vào quý IV năm nay do hoạt động sản xuất thép tại Trung Quốc và Châu Âu vẫn chưa thể phục hồi.

Theo Reuters, giá quặng sắt đang tiến gần về mốc thấp nhất trong vòng 3 - 4 năm trở lại đây và được dự báo có thể tiếp tục giảm vào năm sau do Trung Quốc và Châu Âu giảm sản lượng thép.

 

Theo khảo sát của Reuters với 5 nhà phân tích, nghiên cứu thị trường, dự báo giá quặng sắt cuối năm 2022 dao động quanh mức 90 - 115 USD/tấn vào cuối năm nay. Mức giá cuối năm 2019 là 93 USD/tấn. 

“Dịch COVID-19 và lĩnh vực bất động sản chững lại đã gây áp lực lên nhu cầu thép. Giá quặng sắt tại các nước phương Tây sẽ còn giảm từ nay đến cuối năm do nhu cầu yếu, lạm phát tăng cao và nỗi lo suy thoái kinh tế”, ông Malan Wu, giám đốc nghiên cứu tại công ty Wood Mackenzie nhận định. 

Giá quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc đã giảm khoảng 40% từ mức đỉnh 160 USD/tấn thiết lập hồi tháng 3 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại bùng phát trở lại khiến hoạt động xây dựng hạn chế. 

Australia, quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới, dự báo sản lượng thép toàn cầu khoảng 1,94 tỷ tấn trong năm 2022 giảm 0,6% so với năm 2021. Trong đó, Trung Quốc và Châu Âu giảm lần lượt 2% và 7,1%.  

“Cùng với nỗi lo nền kinh tế toàn cầu suy thoái, các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới và thị trường bất động sản suy yếu tại Trung Quốc khiến nhu cầu thép và quặng sắt liên tục giảm trong những tháng gần đây”, chính phủ Australia cho biết. 

Trung Quốc nhập khẩu gần 70% quặng sắt qua đường biển và 2/3 trong số đó đến từ Australia. 

Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn tiếp tục gây khó khăn cho thị trường do nguồn cung quặng cạn kiệt, trong khi khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng gây cản trở hoạt động luyện thép tại EU.

Giá quặng sắt giảm sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất lớn như Rio Tinto, Vale SA và các công ty khác ở Australia và Brazil. 

Tuy nhiên, số khác như BHP, công ty khai khoáng niêm yết lớn nhất thế giới, tỏ ra không mấy lo lắng. 

“Chúng tôi tự tin rằng ít nhất Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ ổn định trong năm tới. Niềm tin đó được củng cố bởi quyết tâm của Trung Quốc trong việc củng cố nền kinh tế bằng các biện pháp kích thích, trái ngược với xu hướng thắt chặt toàn cầu”, ông Huw McKay, phó chủ tịch phân tích thị trường và kinh tế của BHP cho biết. 

Các nhà phân tích tại JP Morgan trong tháng 9 đã cắt giảm dự báo giá quặng sắt từ 133 USD/tấn xuống 103 USD/tấn trong nửa cuối năm 2022. Đối với năm 2023, giới chuyên gia cũng giảm dự báo từ 105 USD/tấn xuống 94 USD/tấn. 

Theo JP Morgan, nguồn cung quặng sắt cho Trung Quốc hiện vẫn còn quá lớn và cần thời gian để hấp thụ. 

Các nhà phân tích cho biết sản lượng của Vale tăng đáng kể nhằm đạt chỉ tiêu của 2022. Tuy nhiên, mới đây, Vale hạ dự báo sản lượng quặng sắt của họ, một phần do giá thấp khiến lợi nhuận quý II bị ảnh hưởng. 

Hy vọng Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng COVID-19 cũng phai dần, cùng với việc hạn chế sản xuất thép trong những tháng mùa đông khiến triển vọng giá tăng trở lại vào cuối năm năm càng thêm không chắc chắn.

Do biên lợi nhuận suy giảm, các nhà máy có xu hướng sử dụng các loại quặng thấp cấp hơn vì giá rẻ. 

Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch tập trung hoá hoạt động thu mua quặng sắt, trong đó, các nhà máy thép quốc doanh đang tạo ra một doanh nghiệp mới để tăng cường khả năng thương lượng giá. 

BHP, công ty khai thác quặng sắt lớn thứ ba thế giới sau Rio Tinto và Vale của Brazil, tỏ ra không mấy quan ngại trước kế hoạch của Trung Quốc thành lập một công ty thu mua quặng sắt tập trung nhằm tạo áp lực khi đàm phán giá. 

Giới phân tích chiến lược hàng của của công ty ANZ nhận định: “Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và việc các nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc phải giảm công suất trong mùa đông khiến khả năng giá thép tăng trở lại vào cuối IV càng thấp”.

 

 

H.Mĩ

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.