|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón tăng từ 10.000 đồng/bao đến 20.000 đồng/bao trong ngày 2/7

08:51 | 02/07/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (2/7) điều chỉnh tăng. Phân NPK 20 - 20 - 15 Bình Điền có giá cao nhất, rơi vào khoảng 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao.

Tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Ghi nhận hôm nay (2/7) cho thấy, giá phân bón tiếp tục ổn định tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. 

Chi tiết như sau, phân urê Cà Mau, Phú Mỹ đều có cùng mức giá từ 560.000 đồng/bao đến 590.000 đồng/bao. 

Tương tự, phân lân Lâm Thao có mức giá thấp nhất tại khu vực, nằm trong khoảng 270.000 - 290.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 2/7

Ngày 29/6

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

560.000 - 590.000

560.000 - 590.000

-

Phú Mỹ

560.000 - 590.000

560.000 - 590.000

-

Phân KALI bột

Cà Mau

600.000 - 620.000

600.000 - 620.000

-

Phú Mỹ

600.000 - 620.000

600.000 - 620.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

270.000 - 290.000

270.000 - 290.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực miền Bắc

Cũng theo khảo sát, thị trường phân bón điều chỉnh tăng tại khu vực miền Bắc. 

Cụ thể, phân urê Hà Bắc, Phú Mỹ tăng từ 10.000 đồng/bao đến 20.000 đồng/bao, nâng giá bán lên cùng mức khoảng 570.000 - 590.000 đồng/bao,.

Trong khi đó, 260.000 - 290.000 đồng/bao là giá bán thấp nhất được áp dụng đối với phân Supe lân Lâm Thao.  

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 2/7

Ngày 29/6

Thay đổi

Phân URÊ

Hà Bắc

570.000 - 590.000

560.000 - 580.000

+ 10.000

Phú Mỹ

570.000 - 590.000

550.000 - 580.000

+ 20.000 + 10.000 

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

870.000 - 890.000

870.000 - 890.000

-

Phân Supe Lân

Lâm Thao

260.000 - 290.000

260.000 - 290.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 830.000

800.000 - 830.000

-

Phú Mỹ

810.000 - 830.000

810.000 - 830.000

-

Phân KALI bột

Canada

570.000 - 660.000

570.000 - 660.000

-

Hà Anh

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

 

Nguy cơ giá nông sản tăng mạnh do khủng hoảng phân bón tại Ai Cập

Ông Abdel-Rahman cho biết cuộc khủng hoảng phân bón ở Ai Cập đã bắt đầu ngay cả trước khi các nhà máy phân bón tạm dừng hoạt động do một số nông dân chưa nhận được phân bón trợ giá từ Bộ Nông nghiệp và Cải tạo Đất.

Theo ông Abdel-Rahman, tình hình có thể còn trầm trọng hơn do giá phân bón trên thị trường tăng cao, ảnh hưởng đến các loại cây trồng. Các cây trồng dự kiến bị ảnh hưởng nhiều nhất là cà chua, ngô vàng, ngũ cốc, lúa  gạo và các cây trồng quan trọng khác.

Chủ tịch Hiệp Nông dân Ai Cập cho rằng nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng phân bón hiện nay là sự chậm trễ trong việc phân phối phân bón được trợ giá của chính phủ, trong khi giá phân bón không được trợ giá trên thị trường tự do đã tăng mạnh từ 5.000 bảng Ai Cập (khoảng 104 USD/tấn) lên 20.000 bảng (khoảng 416 USD/tấn).

Ông Abdel-Rahman kêu gọi Bộ Nông nghiệp và Cải tạo Đất đẩy nhanh việc phân phối phân bón trợ giá cho nông dân khi chính phủ đang tìm kiếm giải pháp cho các nhà máy sản xuất phân bón.

Nhiều nhà máy sản xuất phân bón ở Ai Cập đã tạm dừng hoạt động do thiếu nguồn cung khí đốt tự nhiên, trong bối cảnh chính phủ nước này ưu tiên sử dụng khí đốt tự nhiên cho hoạt động sản xuất điện, do tiêu thụ điện tăng mạnh vì nắng nóng gay gắt.

Trong thời gian qua, 4 nhà sản xuất phân bón chủ chốt của Ai Cập, gồm Abu Qir Fertilizers, Misr Fertilizers Production Company (MOPCO), Egyptian Chemical Industries Company (KIMA) và Sidi Kerir Petrochemicals (SIDPEC), đã tạm ngừng hoạt động do thiếu nguồn cung khí đốt nghiêm trọng.

Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu vực.

Các nhà máy phân bón trong nước cung cấp 55% sản lượng cho chính phủ với giá khoảng 5.000 bảng Ai Cập/tấn, trong khi 45% sản lượng còn lại được xuất khẩu  hoặc được bán trên thị trường mở. Mỗi năm, Ai Cập sản xuất 7 triệu tấn phân urê và amoni nitrat, tương đương 22 triệu tấn nitơ với nồng độ 15,5%.

Theo số liệu chính thức, tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón và hóa chất của Ai Cập trong quý I/2024 đạt 1,5 tỷ USD. Con số này trong năm 2023 là khoảng 6 tỷ USD.

Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Hóa chất và Phân bón Ai Cập Khaled Abul-Makarem cảnh báo các nhà xuất khẩu có thể mất thị trường xuất khẩu do các nhà máy phân bón và hóa dầu thiếu nguồn nguyên liệu khí đốt. Ai Cập có kế hoạch phân bổ 1,18 tỷ USD để mua số lượng sản phẩm dầu mỏ cần thiết, bao gồm dầu mazut và khí đốt tự nhiên. Tình trạng cắt điện luân phiên có thể sẽ được chấm dứt hoàn toàn vào tuần thứ ba của tháng 7 tới.

 Ảnh: Gia Ngọc 



 

Gia Ngọc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.