Giá nhiên liệu tăng cao, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương điều chỉnh mức tối đa (giá trần) giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
Mức tăng được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải là 3,75% so với khung giá quy định hiện hành, tức là về mức quy định thời điểm năm 2014.
Cụ thể, tăng giá trần đường bay 500 - 850 km từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (tương đương 2,27%).
Đường bay 850 - 1.000 km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (tương đương 3,58%).
Đường bay 1.000 - 1.280 km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (tương đương 6,25%).
Đường bay 1.280 km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (tương đương 6,67%).
Trước đó, tháng 9/2015, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản số 5010 điều chỉnh giảm trần giá vé máy bay khoảng 3,5% do giá nhiên liệu bay giảm mạnh.
Nguyên nhân khiến Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương điều chỉnh mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa là để giúp các hãng hàng không giảm chi phí do nhiên liệu bay tăng cao.
Từ tháng 5/2020 đến hết năm 2021, giá nhiên liệu Jet A1 có xu hướng tăng mạnh và tiệm cận mức giá giai đoạn năm 2018 - 2019. Đặc biệt, đầu 2022, bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới liên quan xung đột Nga và Ukraine khiến giá nhiên liệu Jet A1 cao đột biến.
Điều này đã làm tổng chi phí của các hãng hàng không trong nước tăng hơn 30%.
Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố khác không có biến động thì chi phí nhiên liệu tháng 4/2022 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015.
Đại diện Bamboo Airways cho hay nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí nhiên liệu ước tính của hãng này sẽ tăng thêm khoảng 3.200 tỷ đồng. Và con số này sẽ là 4.600 tỷ đồng nếu giá xăng dầu lên 150 USD/thùng.
Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines Trịnh Hồng Quang cũng thông tin, chi phí của hãng sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng nếu giá nhiên liệu bay là 130 USD/thùng. Còn nếu giá nhiên liệu lên tới 160 USD/thùng thì chi phí sẽ tăng thêm sẽ hơn 9.100 tỷ đồng, làm trầm trọng thêm mức lỗ dự kiến năm 2022 của hãng.
Tình hình cũng không khả quan hơn với Vietjet Air khi chi phí của hãng sẽ phải tăng thêm tới 5.200 tỷ đồng nếu nhiên liệu Jet A1 duy trì ở mức 130 USD/thùng. Tương tự, con số tương ứng với Vietravel Airlines là 310 tỷ đồng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/