|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Giá nhà trung tâm TP HCM tăng 15% trong hai năm qua nhờ sức hút với NĐT ngoại

07:00 | 27/11/2018
Chia sẻ
Theo lãnh đạo của CBRE, khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở, cho thấy NĐT ngoại không chỉ mở rộng hoạt động, mà còn thể hiện cam kết về sự hiện diện lâu dài tại Việt Nam.
ndt ngoai chuong thi truong dia oc viet nam day gia nha o trung tam tp hcm tang 15 trong hai nam qua TP HCM: Giá nhà đất tăng chóng mặt, 'cò' đất làm loạn
ndt ngoai chuong thi truong dia oc viet nam day gia nha o trung tam tp hcm tang 15 trong hai nam qua Giá nhà trung tâm TP HCM đạt 130 - 150 triệu/m2, thấp hơn rất nhiều so với Đài Loan, Hồng Kông
ndt ngoai chuong thi truong dia oc viet nam day gia nha o trung tam tp hcm tang 15 trong hai nam qua Giá nhà đất trung bình từ 1.000-3.000 USD/m2, quận 7 hấp dẫn loạt NĐT nội, ngoại

Mới đây, Vikram Kohli, Tổng Giám đốc CBRE Khu vực Đông Nam Á vừa có báo cáo đánh giá về thị trường bất động sản Việt Nam từ các nhà đầu tư quốc tế.

ndt ngoai chuong thi truong dia oc viet nam day gia nha o trung tam tp hcm tang 15 trong hai nam qua
Khách nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở, thể hiện cam kết về sự hiện diện lâu dài của NĐT ngoại tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Theo đó, ông cho rằng khi các nhà đầu tư (NĐT) bất động sản (BĐS) thảo luận về thị trường mới nổi năng động nhất trên toàn cầu, thật khó để không nhắc tới Việt Nam. Từ năm 2015, phần lớn những giao dịch M&A có giá trị lớn là các khu đất dự án BĐS, tiếp sau mới là các khách sạn, chung cư và văn phòng. Đây là minh chứng thực tế về việc những nhà đầu tư (NĐT) có dự định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Ba năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm. Chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào những khu vực trung tâm thành phố, gần các tuyến metro. Trong khi đó, chủ đầu tư Việt Nam thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp ngoại để tối ưu hóa việc tìm kiếm vị trí dự án và quản lý dự án.

Thị trường đang ghi nhận sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là ở thị trường bán lẻ, cho thuê văn phòng tại TP HCM và Hà Nội. Chi phí thuê mặt bằng trung bình tại các tòa văn phòng hạng A tại TP HCM đã tăng từ 35 USD/m2/tháng trong quý II/2016 lên 43 USD/m2/tháng vào quý II/2018, tương đương với mức tăng 23%. Thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự.

Ông Vikram Kohli đánh giá, sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty quốc tế giúp thị thường văn phòng cho thuê thêm nhộn nhịp và giúp lấp đầy nguồn cung hiện hữu trên thị trường. Tốc độ xây dựng văn phòng đang được cải thiện, điều này dẫn đến kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong nguồn cung văn phòng hạng A vào nửa cuối năm 2018.

Còn phân khúc nhà ở được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế. Giao dịch IPO có giá trị lớn nhất năm nay là việc quỹ đầu tư của chính phủ Singapore - GIC đã đầu tư vào một chủ đầu tư có danh tiếng trong phân khúc nhà ở cao cấp.

Các NĐT Singapore, Hồng Kông và Đài Loan cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt vào thị trường chung cư và căn hộ dịch vụ, khách hàng trong hai phân khúc này chiếm 75% tổng lượng khách hàng của thị trường mua để cho thuê.

Khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở. Điều này cho thấy các NĐT nước ngoài không chỉ mở rộng hoạt động, mà còn thể hiện cam kết về sự hiện diện lâu dài tại Việt Nam. Những yếu tố trên góp phần giải thích cho mức tăng trưởng 15% của giá nhà ở tại các khu vực trung tâm TP HCM trong hai năm gần đây.

“Sự tham gia của các nguồn vốn ngoài Việt Nam trong hầu hết những giao dịch chuyển nhượng BĐS lớn nhất trong năm nay, ở các phân khúc văn phòng, nhà ở và bán lẻ, chúng ta có thể cảm nhận được mức độ hào hứng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngôi sao mới nổi của Châu Á”, báo cáo của Tổng Giám đốc CBRE Khu vực Đông Nam Á nhận định.

Hiện có những mối quan ngại nhất định về tác động của việc thắt chặt tín dụng và những bất ổn địa chính trị, điều này có thể dẫn tới một vài trở ngại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á để tránh bị đánh thuế. Việt Nam, với tư cách là một quốc gia xuất khẩu lớn trong ngành may mặc và điện tử, sẽ được được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ông Vikram Kohli dự báo.

Xem thêm

N. Lê

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.