|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gas hôm nay 30/5: Quay đầu tăng hơn 1,5% trong phiên giao đầu tuần

11:08 | 30/05/2022
Chia sẻ
Giá gas hôm nay (30/5) tăng trở lại với mức điều chỉnh hơn 1,5%. Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng do một số hoạt động thu mua của các khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Giá gas thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá gas hôm nay 31/5

Giá gas hôm nay (30/5) tăng hơn 1,5% lên 8,85 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2022 vào lúc 10h55 (giờ Việt Nam).

Giá khí đốt tự nhiên quay đầu tăng hơn 1,5% trong phiên giao đầu tuần. (Ảnh: Lạc Yên)

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã tăng trong tuần này do một số hoạt động thu mua của các khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, Reuters đưa tin. 

Hiện tại, các bên liên quan đang chờ xem liệu việc nới lỏng phong tỏa do dịch COVID-19 ở Trung Quốc có thể giúp tăng nhu cầu đối với mặt hàng giao ngay này hay không.

Điều này đã thu hẹp mức chênh lệch với giá khí đốt châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan, vốn đi xuống do lo ngại về việc cắt giảm nguồn cung đáng kể từ Nga đang dần giảm bớt.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình giao tháng 7 ở Đông Bắc Á được ước tính là 23,4 USD/mmBTU, tăng 1 USD, tương đương 4,5% so với tuần trước.

Ông Ryan McKay, Chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, cho biết, tại châu Âu, thị trường được thúc đẩy bởi các động thái thời tiết khác nhau và dự kiến ​​sẽ thu hút thêm khối lượng do nhu cầu làm mát tiềm năng, khiến cho châu lục này tiếp tục tìm kiếm lượng khí LNG.

Ông nói thêm: “Châu Âu tiếp tục nhận được những hỗ trợ tích cực từ thời tiết ôn hòa ở châu Á. Các hạn chế COVID ở Trung Quốc khiến châu Á có nhu cầu thấp hơn và cho phép nhiều chuyến hàng đến Châu Âu hơn”.

Ông Ciaran Roe, Giám đốc toàn cầu của LNG, cho biết, giá LNG giao hàng tại tàu (DES) được giao đến Tây Bắc Âu vào thứ Sáu ở mức 22,336 USD/mmBTU, với mức chiết khấu 5,75 USD/mmBTU so với giá tháng 7 tại sàn TTF của Hà Lan.

Ông cho biết thêm rằng, Nhật, Hàn Quốc, Marker (JKM) tăng hơn 2 USD/mmBTU so với giá LNG ở Tây Bắc Âu, có nghĩa là các chuyến hàng từ các nhà cung cấp lớn như Mỹ có thể đến Bắc Á thay vì Tây Bắc Âu cho các chuyến hàng giao vào cuối tháng 7 và tháng 8.

Nếu châu Âu muốn tiếp tục nhập khẩu LNG ở mức giá trước đó trong quý II thì các chuyến hàng sang JKM sẽ cần phải thu hẹp theo giá năng lượng. Điều này xảy ra khi một số sàn khí đốt châu Âu tiếp tục giảm giá so với TTF.

Giá gas trong nước

Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/5, giá các loại gas City Petro, Vimexco Gas và gas Pacific giảm 31.000 đồng/bình 12kg và giảm 129.000 đồng/bình 50kg.

Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 507.500 đồng/bình 12kg và 2.113.500 đồng/bình 50kg.

Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/5 giá bán gas Saigon Petro giảm 29.000 đồng/bình loại 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 487.000 đồng bình loại 12kg.

Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/5 giảm 29.000 đồng/bình gas 12kg và 108.765 đồng/45kg.

Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 488.900 đồng/bình 12kg và 1.833.375 đồng/45kg.

Công ty gas Petrolimex Sài Gòn cũng giảm 29.000 đồng bình/12kg.

Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới bình quân tháng 5 là 855 USD/tấn, giảm 95 USD/tấn so với tháng 4. Vì vậy, các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.

Ông Lê Quang Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, giá gas tháng 5 giảm đúng với dự báo của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do tháng trước các đầu mối ôm hàng nhiều nhưng tình hình thị trường sức mua thấp, sản lượng gas bán ra trong tháng qua giảm khoảng 40%.

Đây là tháng thứ hai trong năm 2022 giá gas quay đầu giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, giá gas có hai tháng giảm với tổng mức 37.000 đồng/bình 12kg và ba tháng tăng liên tiếp với tổng mức 72.000 đồng/bình 12kg.

Lạc Yên

Cập nhật kết quả quý I ngân hàng: Techcombank tạm dẫn đầu, LPBank báo lãi tăng mạnh nhất
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận phân hoá rõ nét, bảng xếp hạng lợi nhuận lại tiếp tục có xáo trộn với sự vươn lên trước của Techcombank.