|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gas hôm nay 2/1: Biến động gần 3%, nối dài đà giảm từ cuối tuần trước

08:33 | 02/01/2023
Chia sẻ
Giá gas hôm nay (2/1) tiếp đà lao dốc, ghi nhận mức điều chỉnh gần 3% trong phiên sáng nay. Tại châu Á, giá khí đốt tự nhiên giao ngay giảm giúp cho mức tồn kho tốt ở cả châu Á và châu Âu trong bối cảnh mùa Đông tương đối ôn hòa, đồng thời ghi nhận mức giảm hàng năm.

Giá gas thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá gas hôm nay 3/1

Giá gas hôm nay (2/1) giảm 2,83% xuống 4,43 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2023 vào lúc 8h30 (giờ Việt Nam).

Biến động gần 3%, nối dài đà giảm từ cuối tuần trước. (Ảnh: Lạc Yên)

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm giúp cho mức tồn kho tốt ở cả châu Á và châu Âu trong bối cảnh mùa Đông tương đối ôn hòa, đồng thời ghi nhận mức giảm hàng năm, Reuters đưa tin.

Trên cơ sở giao dịch hàng năm, giá LNG châu Á đã giảm 17% sau hai năm tăng mạnh hơn 100%, vượt qua một năm biến động sau cuộc xung đột của Nga vào Ukraine và động thái cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Giá khí đốt toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục khi châu Âu nhập khẩu lượng LNG cao kỷ lục để bù đắp cho việc cắt giảm nguồn cung từ đường ống của Nga. 

Giá LNG ở châu Á tăng vọt lên mức cao lịch sử 70,50 mmBtu vào cuối tháng 8 trong bối cảnh sự cố ngừng hoạt động của một đường ống dẫn quan trọng, trước khi giảm giá trong thời gian còn lại của năm 2022 do các kho dự trữ dồi dào ở châu Âu và các thị trường trọng điểm ở Bắc Á.

Theo ông Edmund Siau, Nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn FGE, những người mua châu Á tiếp tục được cung cấp đầy đủ với mức tồn kho tốt, đồng thời cho biết thêm rằng sản lượng than và hạt nhân tăng từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng dẫn đến nhu cầu LNG giao ngay thấp hơn.

Ông Siau nhận xét, dự trữ khí đốt của châu Âu đã cho thấy lượng bơm ròng trong tuần qua “rất bất thường” vào thời điểm này trong năm, khiến giá khí đốt giảm.

S&P Global Commodity Insights đã đánh giá chuẩn giá LNG của Tây Bắc Âu hàng ngày đối với hàng hóa được giao vào tháng 2 trên cơ sở giao ngay tại tàu (DES), ở mức 24,682 USD/mmBtu vào ngày 29/12, giảm 1,875 USD/mmBtu so với giá khí tháng 2 ở mức Trung tâm TTF Hà Lan.

Ông Ryhana Rasidi, Nhà phân tích khí đốt và LNG tại công ty phân tích dữ liệu Kpler, cho biết: “Ở châu Âu, có nhiều áp lực giảm giá hơn do thời tiết có nhiều gió hơn và sản xuất hạt nhân được cải thiện, bên cạnh nhiệt độ ấm hơn và mức lưu trữ tương đối cao”.

Sản lượng điện gió mạnh hơn thường làm giảm nhu cầu khí đốt từ các nhà máy điện.

Theo dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, tổng thể các kho chứa khí đốt của châu Âu đã đầy 83,2%, trong đó nước tiêu dùng lớn nhất của khu vực là Đức đạt mức lấp đầy 88,2%.

Nhiệt độ ấm hơn cũng đã làm giảm mức tiêu thụ khí đốt của Đức vào tuần trước, giảm gần 1/4 so với mức trung bình 4 năm qua, theo cơ quan quản lý năng lượng của Đức.

Giá gas trong nước

 

 Chiều 31/12, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ 7h30 ngày 1/1/2023, giá gas của công ty giảm 14.000 đồng/bình 12kg và 58.000 đồng/bình 50kg.

Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 447.500 đồng/bình 12kg và 1.864.000 đồng/bình 50kg.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết, từ ngày 1/1/2023 giá gas giảm 14.000 đồng/bình 12kg và 52.515 đồng/bình 45kg so với tháng 12/2022.

Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 428.912 đồng/bình 12kg và 1.608.420 đồng/ bình 45kg.

Đáng chú ý, Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/1/2023 giá gas của hãng này giảm 23.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng 415.000 đồng/bình 12kg.

Theo Saigon Petro, giá gas thế giới bình quân tháng 1/2023 chốt 597,5 USD/tấn, giảm 52,5 USD/tấn so với tháng 12.

Trong khi đó, ông Lê Quang Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương, cho biết, mức giá giảm trên được công ty điều chỉnh phù hợp với giá gas thế giới giảm.

Bên cạnh đó, nếu chi phí premium tháng này không tăng thì giá gas có thể được giảm 18.000 đồng/bình 12kg.

 

Lạc Yên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.