Chốt phiên 18/1, giá dầu xuống thấp nhất 1 tuần do USD tăng trở lại và dự báo cho rằng, các công ty Mỹ sẽ tăng sản lượng trong năm nay bất chấp Hiệp hội các nước sản xuất Dầu mỏ (OPEC) đang nỗ lực cắt giảm.
Trong phiên 17/1, giá dầu Mỹ tăng nhẹ nhờ USD suy yếu trong khi giá dầu Brent giảm gần 1% trước thông tin dự báo Mỹ và Nga sẽ tăng sản lượng dầu vào cuối năm nay.
Ngày 16/1, việc Saudi Arabia nhấn mạnh cam kết sẽ cắt giảm sản lượng đã giúp kéo lại niềm tin của giới đầu tư vào dầu thô, sau dự báo cho rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng trở lại trong năm nay.
Sáng 16/1, giá dầu thô tại châu Á tăng nhẹ với khối lượng giao dịch khá thấp vì thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ và giới đầu tư giao dịch thận trọng trước khi Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố báo cáo sản lượng hàng tháng.
Giá dầu hiện thời có thể giúp Nga tránh cảnh cạn kiệt quỹ dự trữ trong năm nay. Đây là nhận định mà Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Gaidar hôm 14.1.
Giá dầu đang hạ nhiệt sau pha nước rút ngoạn mục cuối năm 2016. Một nhà phân tích dầu mỏ cho rằng vấn đề dư cung sẽ lại là trở ngại của mặt hàng chiến lược này trong những tháng đầu năm. - Năng lượng.
Giá dầu chốt phiên 13/1 bất ngờ giảm nhẹ vì lo ngại xung quanh tình hình tăng trưởng của Trung Quốc. Như vậy, trong cả tuần giá dầu giảm khoảng 3% do bị bán tháo trước triển vọng nguồn cung tăng tại một số nước sản xuất lớn.
Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 2 trong ngày 12/1 khi cả Saudi Arabia và Nga đều đã có động thái cắt giảm sản lượng, đồng thời Trung Quốc dự báo nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này sẽ lên kỷ lục.