Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 23,96% trong quý I/2022 xuống còn 13,9% trong quý I/2023. Cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam dẫn đầu thị phần tại Trung Quốc, theo sau lần lượt là Ethiopia và Brazil.
5 tháng qua giá cà phê nội địa liên tục thiết lập những kỷ lục mới. Thậm chí đà tăng này được các doanh nghiệp trong ngành đánh giá là “điều không tưởng” bởi quá nhanh.
Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.
Đà tăng giá cà phê bắt đầu từ tháng 1 đến nay trong bối cảnh giá thế giới cũng tăng mạnh vì những lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Trong 4 tháng qua giá cà phê Việt Nam tăng 32%.
Tính chung quý I, xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt xấp xỉ 39,4 nghìn tấn, trị giá 86,19 triệu USD, tăng 44,5% về lượng và tăng 26,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I, giá cà phê robusta giao trong tháng 5 tăng mạnh 14% lên 2.206 USD/tấn. Giá cà phê tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo ICO, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta trong quý I giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp khó trong việc tiếp cận nguồn hàng do vốn mỏng trong khi giá cà phê nội địa tăng cao, do đó lợi thế đang thuộc về các doanh nghiệp FDI.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo đạt khoảng 171,3 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ lên đến 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ chứng kiến mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Nguồn tài chính của các doanh nghiệp năm nay không dồi dào như mọi năm dẫn đến tồn kho hàng hoá ở mức thấp. Cùng lúc, giá nội địa hiện vẫn ổn định ở mức cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu không dám ký hợp đồng giao xa do sợ không cân đối được với giá nội địa và giá xuất khẩu
Thị trường cà phê tháng 2 sôi động hơn bởi những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil và báo cáo tồn kho giảm đã tác động tích cực lên thị trường cà phê thế giới.
Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê tăng khoảng 40% về cả lượng và giá trị so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, giá cà phê trong nước cũng ghi nhận tăng mạnh lên mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết giá cà phê thế giới đã tăng 11,4% trong tháng 2 lên mức bình quân 174,8 US cent/pound. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục giảm trong tháng 1 và 4 tháng đầu niên vụ 2022-2023.
Giá cà phê nội địa tăng mạnh trong những tháng đầu năm bất chấp hoạt động xuất khẩu giảm sút. Theo một số doanh nghiệp, nguyên nhân của đà tăng này do ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới cũng tăng mạnh khi giới đầu cơ tăng cường gom hàng.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.