|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 31/12: Tăng 200 - 300 đồng/kg trong tuần cuối năm

06:00 | 31/12/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (31/12) tại thị trường trong nước tăng 200 - 300 đồng/kg trong tuần qua. Sau điều chỉnh, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát là 68.200 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 1/1

Giá cà phê tuần qua nhìn chung tăng, sau đó quay đầu giảm vào cuối tuần. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 200 - 300 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 67.400 đồng/kg - tăng 200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với 68.100 đồng/kg - tăng 300 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có giá 68.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.

 

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Việt Nam đã là vua cà phê với tư cách là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, Việt Nam cũng đang “xuất khẩu” cả văn hoá cà phê khi các doanh nghiệp và Bộ, ngành đang nỗ lực phổ biến cà phê sữa đá và cà phê phin ra toàn cầu.

Ở thị trường nội địa, dù các cửa hàng kinh doanh các loại cà phê khác nhau nhưng họ vẫn duy trì văn hoá cà phê "không vội vã".

Và đây chính là quyền lực mềm ở thị trường nội địa. Tổng sản phẩm quốc nội, nhận thức của người tiêu dùng và dân số trẻ, ngày càng tăng là những yếu tố khác mà Euomonitor đã xem xét trong dự báo của mình.

Ví dụ, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh trong năm nay và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán nước này sẽ nhảy vọt từ nền kinh tế lớn thứ 5 lên thứ ba vào năm 2027.

Euromonitor cho biết các nước có mức tăng thu nhập khả dụng hàng năm cao nhất ở thành thị khu vực châu Á trong năm 2017-2022 bắt đầu Trung Quốc với 6%; tiếp đến là Ấn Độ, 5% và Việt Nam, 4%.

Ngày càng có nhiều người uống cà phê và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn. Cạnh tranh khốc liệt đang buộc các công ty phải thử các giải pháp sáng tạo để kích thích người tiêu dùng trên khắp châu Á.

Ví dụ, họ đang phát triển các ứng dụng điện thoại thông minh cho phép khách hàng nhận đơn đặt hàng từ "robot baristas", về cơ bản là máy bán hàng tự động. Nhận hàng và giao hàng dựa trên ứng dụng nói chung đã tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch, giảm thiểu tiếp xúc, được hỗ trợ bởi đội quân tài xế xe máy của khu vực.

Hoạt động này vẫn tiếp tục diễn ra sau COVID-19. Theo đó, các doanh nghiệp đưa ra các phần quà để quảng cáo ứng dụng của họ, đồng thời thu thập hàng triệu dữ liệu của người dùng.

Những nỗ lực này đang giúp các công ty trong nước chiếm ưu thế. Chẳng hạn, chuỗi cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks, tụt hậu so với Highlands ở Việt Nam và bám sát Luckin ở Trung Quốc bất chấp những lùm xùm trong năm 2019.

Bình An