Giá cà phê hôm nay 24/6: Giảm nhẹ trở lại, giá tiêu tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg
Giá cà phê trong nước
Theo ghi nhận sáng nay từ trang tintaynguyen.com giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đang giảm nhẹ xuống 100 đồng/kg tại Đắk Nông và Kon Tum , mức giá dao động từ 30.300 – 31.100 đồng/kg.
Trong đó, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) không có gì thay đổi so với hôm qua có giá 30.400 đồng/kg, Di Linh ở mức 30.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) tiếp tục ổn định mức 30.900 đồng/kg và Cư M'gar có giá 31.100 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Pleiku và Ia Grai) đứng yên giá 30.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng đồng loạt giảm 100 đồng/kg ở Gia Nghĩa xuống 30.700 đồng/kg và Đắk R'lấp có giá 30.800 đồng/kg , Kon Tum xuống 30.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại cảng TP HCM đang bán với giá 32.300 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG | |
— Lâm Hà ROBUSTA | 30.400 |
— Bảo Lộc ROBUSTA | 30.400 |
— Di Linh ROBUSTA | 30.300 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar ROBUSTA | 31.100 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 30.900 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 30.900 |
GIA LAI | |
— Pleiku ROBUSTA | 30.800 |
— Chư Prông ROBUSTA | 30.700 |
— Ia Grai ROBUSTA | 30.800 |
ĐẮK NÔNG | |
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 30.700 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 30.800 |
KON TUM | |
— Đắk Hà ROBUSTA | 30.700 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 32.300 |
Tại thị trường thế giới giảm trở lại, giá cà phê robusta tại London giao tháng 7/2020 giảm 0,09 % giao dịch xuống mức 1.158 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2020 giảm 0,31% giao dịch xuống mức 96,25 US cent/pound.
Thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn chịu sức ép giảm giá do nguồn cung dư thừa, nhu cầu thấp, tồn kho tăng cao. Vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam, Indonesia và Brazil thuận lợi nhờ thời tiết tốt.
Dự kiến sản lượng cà phê của Brazil sẽ ở mức kỷ lục, bao gồm 48,6 triệu bao cà phê arabica và 20,1 triệu bao cà phê robusta. Tồn kho cà phê thế giới tăng lên mức cao nhất 6 năm, đạt 42 triệu bao ( bao 60 kg), theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu.
Cập nhật giá hồ tiêu
Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt giảm xuống 1.000 đồng/kg.
Cụ thể, Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giảm xuống 1.000 đồng/kg có giá 49.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg xuống 47.500 đồng/kg.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu đang báo giá 50.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 47.000 đồng/kg, hiện 49.500 đồng/kg là giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu trung bình hiện lên tới 49.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 49.000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 47.500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 49.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Giá trung bình | 50.500 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Giá trung bình | 49.500 |
ĐỒNG NAI | |
— Giá trung bình | 47.000 |
Theo Cục Xuất nhập khẩu số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong qúy I/2020 đạt 2.220 tấn, trị giá 5,18 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng kì năm 2019..
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Việt Nam giảm 18,7%, xuống mức 2.484 USD/ tấn; Ấn Độ giảm 35,4%, xuống mức 1.128 USD/tấn; Indonesia giảm 59,8%, xuống mức 2.302 USD/tấn so với cùng kì năm 2019.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giá cao su ngày (24/6) lúc 9h30 giao kì hạn tháng 6/2020 giảm 3,1 yen/kg, giao dịch ở mức 136 yen/kg.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 10.155 nhân dân tệ/tấn giảm 40 nhân dân tệ (xuống 0,39%) cập nhật 9h30 ngày (24/6).
Trong 10 ngày giữa tháng 6/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước vẫn ở mức thấp. Ngày 18/6/2020, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ở mức 260 đồng/độ TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó; giá thu mua mủ tạp cũng được giữ ổn định ở mức 225 đồng/độ TSC, theo dữ liệu của Cơ quan Hải quan.
Giá cao su giảm do số ca nhiễm virus Covid-19 tại Mỹ tăng và sự bùng phát dịch trở lại tại Bắc Kinh, Trung Quốc làm dấy lên lo ngại nhu cầu hàng hóa như cao su giảm.