|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 23/5: Tăng 300 đồng/kg vào cuối tuần, giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg

08:03 | 23/05/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay bất ngờ tăng 300 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên. Giá tiêu trung bình cũng lên gần 44.000 đồng/kg sau khi bất ngờ tăng thêm 1.000 đồng/kg trong ngày hôm trước.

Cập nhật giá cà phê

Theo trang giacaphe.com, giá cà phê nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên đồng loạt tăng 300 đồng/kg trong ngày hôm nay. Trong đó, giá tại Đắk Lắk lên 31.600 đồng/kg; Gia Lai, Đắk Nông lên 31.500 đồng/kg. Còn Lâm Đồng báo giá cà phê lên 31.200 đồng/kg. 

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng tới 18 USD/tấn lên 1.287 USD. 

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.287Trừ lùi: +80
Đắk Lăk31.600+300
Lâm Đồng31.200+300
Gia Lai31.500+300
Đắk Nông31.500+300
Hồ tiêu43.0000
Tỷ giá USD/VND23.190+10
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD/tấn

Trên thị trường quốc tế, giá cà phê giao sau trên sàn New York, London tiếp tục biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần (22/5). Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 7 tại London tiếp tục tăng 1,51% lên 1.207 USD/tấn. Trong khi giá cà phê arabica giao tháng 7 giảm 1,1% xuống 103,6 US cent/pound. 

Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), năm 2019 - 2020, tiêu thụ cà phê thế giới ước tính đạt 166,06 triệu bao, tăng 0,5% so với 2018 - 2019. Nhiều quốc gia đã đình chỉ các hoạt động không thiết yếu và đưa ra những biện pháp cách li xã hội, điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu thụ cà phê trên thị trường quốc tế. 

Ngoài ra, tình trạng mất việc làm có thể làm giảm nhu cầu, đặc biệt đối với người tiêu dùng không có thói quen uống cà phê. 

Theo kết quả điều chỉnh, sản xuất hiện được ước tính vượt quá mức tiêu thụ 1,95 triệu bao trong năm 2019 - 2020

Sản lượng từ 2019 - 2020 không thay đổi do phần lớn vụ thu hoạch xảy ra trước đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, tác động đến sản xuất có nhiều khả năng được ghi nhận trong năm cà phê 2020 - 2021, việc thu hoạch đã bắt đầu đối với các quốc gia như Brazil, nơi vụ mùa bắt đầu vào tháng 4.

Cập nhật giá hồ tiêu

Theo trang tintaynguyen.comgiá tiêu nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng vọt 1.000 đồng/kg trong phiên giao dịch ngày hôm trước, đưa mức giá trung bình cả nước lên gần 44.000 đồng/kg. 

Theo đó, giá tiêu tại Vũng Tàu hiện giao dịch ở mức 45.000 đồng/kg, Bình Phước đạt 44.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông giá ở mức 43.500 đồng/kg. Còn Đồng Nai báo có giá thấp nhất, 43.000 đồng/kg. 

Tại Ấn Độ, sự xuất hiện của tiêu Việt Nam nhập lậu từ Myanmar và Nepal đã làm giảm nhu cầu tại thị trường Jharkhand và Bihar, theo The Hindu BusinessLine

Hoạt động mua sắm từ thị trường nội địa của các thương nhân đang chậm lại vì họ có thể tìm nguồn hàng nhập khẩu với giá thấp hơn mà hầu như không có thuế bằng tiền mặt và tiền vạn chuyển. Tiêu Việt Nam có giá 150 rupee/kg, ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết.

Trích dẫn số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, ông Kishore cho biết Myanmar đã nhập khẩu 4.000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam so với 771 tấn trong cùng kì năm ngoái. Tương tự, Nepal đã nhập 4.000 tấn ( tăng gần hai lần so với 2.300 tấn của năm ngoái).

Trong khi đó, thị trường Kochi ghi nhận sự gia tăng của lượng hồ tiêu nhập khẩu, lên đến 48 tấn, khiến giá giảm 1 rupee/kg xuống 305 rupee cho loại chưa xát vỏ. Giá của loại xát vỏ MG1 là 325 rupee.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn giao dịch TOCOM (Nhật Bản), giá cao su mạnh tiếp tục giảm trong phiên sáng nay, với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất - hợp đồng tháng 10 giảm 4 yen/kg xuống 155,5 yen/kg. 

Giá cao su đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (22/5) vì căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về việc áp lệnh mới đối với Hong Kong, và Bắc Kinh cho biết sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay, theo Reuters.

Tố Tố

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.