|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/6: Tiếp tục tăng nhẹ

07:03 | 22/06/2021
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (22/6) tiếp tục đi lên tại nhiều tỉnh thành trọng điểm trong nước. Mức thu mua cao nhất theo khảo sát hiện là 36.000 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 23/6

Theo trang tintaynguyen.comgiá cà phê hôm nay đồng loạt tăng tại các địa phương.

So với hôm qua, các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và TP HCM cùng tăng 100 đồng/kg, ghi nhận khoảng giá từ 34.500 đồng/kg đến 36.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê đang được thu mua quanh ngưỡng trung bình là 33.800 đồng/kg. Trong đó, TP Bảo Lộc và huyện Lâm Hà lần lượt tăng 100 đồng/kg và 200 đồng/kg.

Tương tự, tỉnh Kon Tum điều chỉnh tăng 200 đồng/kg trong hôm nay, hiện đạt mức 34.600 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (VNĐ/kg)

Thay đổi (VNĐ/kg)

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc ROBUSTA

33.800

+100

— Di Linh  ROBUSTA

33.700

-

— Lâm Hà  ROBUSTA

33.800

+200

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar  ROBUSTA

34.900

+100

— Ea H'leo  ROBUSTA

34.700

+100

— Buôn Hồ  ROBUSTA

34.700

+100

GIA LAI

 

 

— Pleiku  ROBUSTA

34.600

+100

— Ia Grai  ROBUSTA

34.600

+100

— Chư Prông  ROBUSTA

34.500

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

— Đắk R'lấp  ROBUSTA

34.500

+100

— Gia Nghĩa  ROBUSTA

34.600

+100

KON TUM

 

 

— Đắk Hà  ROBUSTA

34.600

+200

HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

36.000

+100

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2021 được ghi nhận tại mức 1.585 USD/tấn sau khi tăng 0,06% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2021 tại New York đạt mức 152,35 US cent/pound, tăng 1,63% (tương đương 2,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Bà Puspitaningasih Sutrisno, một nông dân trồng và chế biến cà phê từ Tây Java (Indonesia), chia sẻ, đại dịch là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê liên tục đi xuống ở khu vực của bà.

Đối với các nhà chế biến cà phê quy mô vừa và nhỏ, việc nhu cầu tiêu thụ hạt cà phê xanh và hạt chưa rang trong nước giảm mạnh đã khiến giá các mặt hàng này giảm theo.

Các doanh nghiệp chế biến cà phê xanh không thể bán cho người tiêu dùng cuối cùng nội địa ở dạng đã qua chế biến mà phải bán ở dạng chưa chế biến cho các nhà xuất khẩu, những người chỉ chào giá thấp.

Do đó, nhiều nông dân đã phải dự trữ cà phê xanh để có thể bán và chế biến sau đó. Cho đến nay, việc sản xuất quả và cà phê hạt tươi ở Indonesia được nhận định là không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.

Trước bối cảnh này, tình trạng cạnh tranh một cách khốc liệt về giá giữa các nhà chế biến ở quốc gia này là điều không thể không xảy ra, The Jakarta Post đưa tin.

Thảo Vy