|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 12/4: Tăng cao nhất 800 đồng/kg

06:30 | 12/04/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (12/4) tại thị trường trong nước tăng 600 - 800 đồng/kg. Trong đó, 50.200 đồng/kg là mức giao dịch được chứng kiến tại tỉnh Đắk Nông sau khi tăng 800 đồng/kg.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 13/4

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 10h40, giá cà phê hôm nay tăng từ 600 đồng/kg đến 800 đồng/kg.

Ghi nhận cho thấy, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 49.800 - 50.300 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 49.800 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Sau khi tăng 700 đồng/kg và 800 đồng/kg, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông đang thu mua cùng mức 50.200 đồng/kg. 

Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk là 50.300 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, sau khi tăng 700 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

50.300

+700

Lâm Đồng

49.800

+600

Gia Lai

50.200

+700

Đắk Nông

50.200

+800

Tỷ giá USD/VND

23.260

+10

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 12/4. (Tổng hợp: Anh Thư)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.403 USD/tấn sau khi tăng 4,52% (tương đương 104 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 190,50 US cent/pound sau khi tăng 4,33% (tương đương 7,9 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h25 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Hơn 20.000 người trồng cà phê ở Karnataka sản xuất gần 36.000 tấn hạt cà phê mỗi năm, trong đó 70% được xuất khẩu. Mặc dù vậy, những người trồng cà phê ở những quận này nói rằng các chính phủ liên tiếp đã không giải quyết được vấn đề của họ.

Các vấn đề chính đang ảnh hưởng đến người trồng trọt là biến động giá toàn cầu, biến đổi khí hậu (lượng mưa dư thừa ngay cả sau mùa mưa và tình trạng hạn hán trong mùa hè), xung đột giữa con người và con người, con người và động vật, tăng chi phí đầu tư cho canh tác và từ chối bảo hiểm mất mùa trong số những người khác.

Ông B S Jayaram, Chủ tịch Liên đoàn những người trồng cà phê Karnataka (KCGF), tổ chức có 24 hiệp hội người trồng cà phê ở các quận này cho biết, từ năm 2018 đến nay, người trồng cà phê của 10 taluy ở các Karnataka lao đao vì thừa mưa, thiếu lao động và giá cả bấp bênh, không có đại diện nào được bầu để nói lên tiếng nói của họ trong hội đồng hoặc quốc hội.

Ông B S Jayaram nói thêm, gần 98% trong số hơn 2.000 người trồng cà phê là nông dân quy mô nhỏ với diện tích canh tác dưới 10 ha và họ không đủ điều kiện nhận bảo hiểm khi mất mùa. 

Các yêu cầu lặp đi lặp lại kể từ năm 2008 đã không nhận được phản hồi từ cả chính quyền trung ương và tiểu bang, không phân biệt đảng cầm quyền, theo Deccan Herald. 

Anh Thư