Dữ liệu của Euromonitor cho thấy các nước đang phát triển như Philippines và Indonesia cũng sẽ có nhu cầu lớn về cà phê. Tuy nhiên, Ấn Độ và Việt Nam vẫn là hai quốc gia đứng đầu danh sách, với mức tiêu thụ dự báo sẽ tăng lần lượt 37% và 32% cho đến năm 2027.
Thời tiết khắc nghiệt là mối quan tâm đặc biệt đối với robusta, loại cà phê được sử dụng trong cà phê hòa tan. Mối đe doạ đối với sản lượng cà phê của Brazil càng khiến thị trường lo lắng về nguồn cung cà phê robusta, vốn đang bị thắt chặt do nguồn cung từ nước xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng bởi El Niño.
Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức kỷ lục 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo tốc độ giảm giá của cà phê trên thị trường thế giới sẽ chậm lại. Sau đợt giảm giá mạnh, người dân Brazil tập trung vào thu hoạch giai đoạn cuối vụ mùa khi mùa mưa mới năm nay cũng đã bắt đầu.
Giá cà phê nội địa trong tháng 8 giảm mạnh sau khi liên tục tăng mạnh và đạt kỷ lục ở những tháng trước đó. Hiện nguồn cung ở thị trường thế giới đã được bổ sung bởi cà phê của Brazil.
Trong quý II, giá cà phê liên tục thiết lập kỷ lục, có thới điểm, giá cà phê tăng lên tới 70.000 đồng/kg. Tính đến ngày 30/6, giá cà phê đạt 65.200 đồng/kg, tăng 35% so với đầu quý. Nếu so sánh với đầu năm, mức giá này tăng mạnh tới 68%. Đà tăng này vẫn kéo dài đến tháng 7 đạt gần 67.000 đồng/kg.
Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) dự báo lượng hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm có thể giảm khoảng 50% so với cùng kỳ do lượng tồn kho dần cạn, chủ yếu năm trong các nhà xuất khẩu FDI.
Việt Nam chỉ có 18 - 24 tháng để chuẩn bị cho việc tuân thủ Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR). Trong khi đó, các vùng trồng cà phê Việt Nam rất manh mún, nhỏ lẻ nên việc tuân thủ sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức.
Đà tăng giá cà phê nội địa vẫn chưa kết thúc khi trong tháng 6 vẫn tiếp tục thiết lập kỷ lục mới. Tính đến ngày 12/6, giá cà phê nội địa ở mức gần 65.000 đồng/kg.
Đà tăng giá cà phê robusta vẫn chưa dừng lại do nguồn cung của Việt Nam cạn kiệt. Trong khi đó, Brazil đang bước vào vụ thu hoạch robusta. Điều này dấy lên lo ngại Brazil hưởng lợi còn Việt Nam thì không do đã bán hết hàng trước đó.
Theo CNBC, điều kiện thời tiết khắc nghiệt do El Nino đang đến gần đang làm dấy lên lo ngại rằng sản lượng cà phê robusta tại các nước sản xuất lớn như Việt Nam và Indonesia có thể bị ảnh hưởng dẫn đến giá tăng vọt.
Giá cà phê được dự báo có thể tăng lên tới 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đành đứng ngoài cuộc chơi vì thuộc vốn để gom hàng.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 23,96% trong quý I/2022 xuống còn 13,9% trong quý I/2023. Cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam dẫn đầu thị phần tại Trung Quốc, theo sau lần lượt là Ethiopia và Brazil.