Giá bitcoin hôm nay 4/4: Đồng loạt giảm mạnh, khối lượng giao dịch lại vượt mốc 1.000 tỷ USD
Giá bitcoin hôm nay giảm mạnh, kéo theo sự sụt giảm của toàn bộ thị trường.
Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 6h35 ở 57.653,34 USD, giảm 2,16% so với 24 giờ trước.
Trên thị trường, có 71/100 đồng tiền giảm giá trong 24 giờ qua.
Trong đó, Eos là đồng tiền giảm nhiều nhất với tỷ lệ 11,61%.
Ở chiều tăng, Solana tăng mạnh nhất với tỷ lệ 17,14% trong ngày.
Trong top 10 vốn hóa, có 7/10 đồng giảm giá so với 24 giờ trước.
Trong đó, ethereum giảm mạnh 3,16%, ghi nhận mức giá 2.041,03 USD.
Binance coin giảm 3,72% trong ngày, còn 324,41 USD.
Tether tăng nhẹ 0,19%, ghi nhận ở 1,00 USD.
Polkadot tăng mạnh nhất top 10 với tỷ lệ 6,63%, lên 42,31 USD.
Cardano giảm còn 1,18 USD, mất 1,29% so với 24 giờ trước.
Ripple giảm xuống 2,03 USD, mất 2,03% trong ngày.
Uniswap tăng 1,19%, đạt 29,93 USD.
Litecoin giảm mạnh 4,2%, còn 199,10 USD.
Chainlink có mức giảm cao nhất top 10, mất 6,77% trong 24 giờ qua xuống 29,84 USD.
Tổng giá trị thị trường ghi nhận vào thời điểm 6h50 ở 1.887,76 tỷ USD, giảm 61,15 tỷ USD so với 24 giờ trước.
Giá trị giao dịch 24 giờ đạt 161,12 tỷ USD, tăng 0,33% so với ngày 3/4.
Giá trị giao dịch tiền kỹ thuật số vượt 1.000 tỷ USD trong hai tháng liên tiếp
Giá trị giao dịch tiền kỹ thuật số vượt mốc 1.000 tỷ USD trong tháng 3, tháng thứ hai liên tiếp giá trị giao dịch đạt mốc 13 con số.
Theo dữ liệu từ The Block, giá trị giao dịch giao ngay trong tháng 3 tổng cộng ghi nhận 1.170 tỷ USD, giảm 5% so với đỉnh cao 1.230 tỷ USD trong tháng 2.
Phân tích dữ liệu sàn giao dịch thuần tiền kỹ thuật số cho thấy 65% đến từ Binance, 18% từ Huobi, và 15% của OKEx.
Tổng giá trị giao dịch tiền pháp định trong tháng 3 là 406,51 tỷ USD. Ba sàn giao dịch hàng đầu có hỗ trợ tiền pháp định là Coinbase (22% giá trị giao dịch), Upbit (21%) và Kraken (11%).
Thị trường năng lượng sạch dựa trên blockchain thu hút công chúng trong năm 2021
Các dự án blockchain tập trung vào mảng năng lượng đang thu hút sự chú ý của mọi người khi tính bảo tồn và hiệu quả được đề cao.
Những lo ngại về sản xuất năng lượng, tiêu thụ tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường đang được tranh luận mạnh mẽ trên khắp thế giới. Mức năng lượng tiêu thụ cao khi khai thác bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số xác nhận theo bằng chứng công việc khác (proof-of-work) cũng thường bị đem ra chỉ trích khi nói về nhóm tài sản đang nổi này.
Dù vậy vẫn có nhiều dự án với mục tiêu mang công nghệ blockchain vào mạng lưới điện toàn cầu nhằm khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo thông qua thị trường linh hoạt kết nối người mua và bán điện.
Điển hình là những dự án Energy Web Token (EWT), Power Ledger (POWR) và WePower (WPR). Các dự án này có mức tăng trưởng 3 con số kể từ đầu năm 2021.