|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giá bitcoin hôm nay 19/2: Giảm về gần 40.000 USD, một bang tại Mỹ ra dự luật đánh thuế khai thác tiền ảo

06:32 | 19/02/2022
Chia sẻ
Giá bitcoin hôm nay 19/2 giảm nhẹ và thị trường cũng giảm giá hàng loạt. Bang George Mỹ đang xem xét áp thuế với hoạt động khai thác tiền kỹ thuật số tại bang này.

Giá bitcoin hôm nay tiếp tục sụt giảm về gần ngưỡng 40.000 USD và thị trường cũng đồng loạt mất giá.

Giá bitcoin hôm nay 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Giá bitcoin hôm nay 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 5h02 ở 40.014,51 USD, giảm 1,7% so với 24 giờ trước.

Trên thị trường, chỉ có 16 trong số100 đồng tiền hàng đầu tăng giá so với 24 giờ trước.

Toàn cảnh thị trường tiền kỹ thuật số hôm nay ngày 19/2/2022. (Nguồn: Coin360.com).

Toàn cảnh thị trường tiền kỹ thuật số hôm nay ngày 19/2/2022. (Nguồn: Coin360.com).

Mức tăng cao nhất thị trường thuộc về Neo, tăng 9,36% trong ngày.

Đồng tiền giảm nhiều nhất là Rally, mất 7,41% trong 24 giờ qua.

Trong nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường, chỉ có 2/10 đồng tăng giá so với 24 giờ trước.

Nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Ethereum giảm 3,68%, xuống 2.788,78 USD.

Tether tăng nhẹ 0,01%, ghi nhận ở 1,00 USD.

BNB giảm còn 398,70 USD, mất 1,18% trong ngày.

USD Coin ghi nhận ở 0,9994 USD, khác biệt không đáng kể so với 24 giờ trước.

Cardano giảm 2,05% trong ngày, còn 1,00 USD.

Solana giảm xuống 90,89 USD, mất 2,92%.

Avalanche giảm 4,63%, xuống 84,42 USD.

Terra giảm 0,96% trong 24 giờ qua, ghi nhận ở 50,65 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 5h04 ở 1.814,33 tỷ USD, giảm 34,33 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ngày 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ngày 19/2/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Khối lượng giao dịch 24 giờ trên thị trường đạt 74,12 tỷ USD, thấp hơn 12,15% so với ngày 18/2.

Georgia trở thành bang mới nhất tính thuế với nhà khai thác bitcoin

Hồ sơ pháp lý trong tuần này cho thấy George là bang mới nhất của Mỹ xem xét khả năng đánh thuế với người khai thác tiền kỹ thuật số hoạt động trong bang.

Luật Nghị viện Georgia 1342, hồ sơ ngày 14/2, nhằm mục đích "tránh việc bán hay sử dụng điện được dùng cho khai thác thương mại tiền kỹ thuật số". Luật này được giới thiệu bởi 5 nhà lập pháp Đảng Cộng hòa.

Sự tập trung vào bán và sử dụng thuế sao chép cách tiếp cận trong năm ngoái của Kentucky, khi một luật tương tự cũng được đưa ra.

Động thái này có lẽ không quá ngạc nhiên với sự hiện diện của những nhà khai thác tại Georgia. Fortune trong năm 2021 cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về bang này, khi công ty khai thác lớn ở Mỹ Foundry cũng hoạt động ở bang này. Báo cáo từ 13WMAZ năm 2021 cho thấy khả năng tiếp cận điện hạt nhân đã thu hút nhiều nhà khai thác tiền kỹ thuật số.

Ảnh minh họa bitcoin. (Nguồn: CoinTelegraph).

Ảnh minh họa bitcoin. (Nguồn: CoinTelegraph).

JPMorgan tiết lộ nghiên cứu về mạng lưới blockchain chống quantum

Gã khổng lồ ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase vừa tiết lộ nghiên cứu về mạng lưới blockchain phân tán khóa lượng tử QKD có khả năng chống lại vụ tấn công qua máy tính quantum.

QKD sử dụng cơ chế lượng tử và mã hóa cho phép hai tổ chức chuyển dữ liệu an toàn và phát hiện và phòng chống việc bên thứ ba can thiệp vào sàn. Công nghệ được xem là lớp phòng vệ chống lại khả năng bị tấn công blockchain sử dụng bởi máy tính lượng tử trong tương lai.

Theo công bố ngày 18/2, JPMorgan hợp tác với Toshiba và Ciena ra mắt và thử nghiệm blockchain QKD.

"Tại thời điểm này, QKD là giải pháp duy nhất được chứng minh có khả năng chống lại tấn công từ máy tính quantum, với những đảm bảo dựa trên định luật của vật lý lượng tử", theo công bố.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm áp dụng cho khu vực đô thị và cho kết quả đáng chú ý, như "có khả năng hỗ trợ dữ liệu 800 Gbps đối với ứng dụng quan trọnog theo điều kiện môi trường thế giới thực".

Thành Nguyên

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.