|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giá bitcoin hôm nay 14/1: Vượt 37.800 USD, FSA Nhật Bản nói XRP không phải chứng khoán

09:42 | 14/01/2021
Chia sẻ
Giá bitcoin hôm nay tăng mạnh, mang màu xanh phủ khắp thị trường. Cơ quan Quản lí Tài chính FSA cho biết Ripple không đáp ứng định nghĩa về một chứng khoán theo luật Nhật Bản.

Giá bitcoin hôm nay tăng mạnh, mang màu xanh phủ khắp thị trường.

Chỉ số giá bitcoin hôm nay 14/1/21. (Nguồn: CoinDesk).

Chỉ số giá bitcoin hôm nay 14/1/21. (Nguồn: CoinDesk).

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 7h25 ở 37.850,94 USD, tăng 12,17% so với 24 giờ trước.

Bitcoin đang có giá trị thị trường 703,97 tỉ USD, chiếm 69% tổng giá trị thị trường.

Trên thị trường, chỉ có 96/100 đồng tiền tăng giá so với 24 giờ trước.

Toàn cảnh thị trường tiền kĩ thuật số ngày 14/1/21. (Ảnh: Coin360.com).

Toàn cảnh thị trường tiền kĩ thuật số ngày 14/1/21. (Ảnh: Coin360.com).

Mức tăng cao nhất thị trường lên đến 41,49% trong ngày.

Trong nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị truòmg, ngoài trừ Tether giảm nhẹ, toàn bộ đều tăng giá so với 24 giờ trước.

Nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 14/1/21. (Nguồn: CoinMarketCap).

Nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 14/1/21. (Nguồn: CoinMarketCap).

Ethereum tăng 10,28% lên 1.138,08 USD.

Tether giảm giá 0,03% so với 24 giờ trước, ghi nhận ở 1,00 USD.

Ripple tăng 6,5%, lên 0,3064 USD.

Litecoin tăng mạnh 12,54%, đạt 147,76 USD.

Cardano cho mức tăng tương tự, ghi nhận ởo 0,3158 USD sau khi tăng 12,18% trong ngày.

Polkadot tăng mạnh nhất top 10, cao hơn 34,66% so với 24 giờ trước, lên 11,25 USD.

Bitcoin cash tăng 12,41% trong 24 giờ qua, ghi nhận ở 500,65 USD.

Stellar tăng mạnh 9,97%, lên 0,3061 USD.

Chainlink có giá 16,17 USD, tăng 17,1% trong ngày.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 7h35 ở 1.018,74 tỉ USD, tăng 117,91 tỉ USD so với 24 giờ trước.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số và khối lượng giao dịch ngày 14/1/21. (Nguồn: CoinMarketCap).

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số và khối lượng giao dịch ngày 14/1/21. (Nguồn: CoinMarketCap).

Khối lượng giao dịch 24 giờ trên thị trường đạt 132,08 tỉ USD, giảm 13,81% so với ngày 13/1.

FSA Nhật nói XRP không phải chứng khoán

Lập trường của cơ quan quản lí Nhật Bản đối lập với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ SEC.

Cơ quan quản lí chứng khoán hàng đầu Nhật Bản FSA cho biết ngày 13/1 họ sẽ không xem XRP là một chứng khoán, đứng ở lập trường đối lập với Mỹ đối với nhà phát hành đồng tiền này, Ripple Labs.

Cơ quan Quản lí Tài chính FSA cho biết Ripple không đáp ứng định nghĩa về một chứng khoán theo luật Nhật Bản.

Lập trường của FSA Nhật Bản đối với Ripple. (Nguồn: CoinDesk).

Lập trường của FSA Nhật Bản đối với Ripple. (Nguồn: CoinDesk).

Dù rằng ý kiến của FSA không liên quan đến vụ kiện pháp lí của SEC với Ripple Labs, điều này cũng đánh dấu sự thiếu thống nhất về vai trò của Ripple đối với các cơ quan quản lí chứng khoán.

Công ty SBI Holdings trước đó cũng khẳng định XRP là tiền kĩ thuật số theo luật Nhật Bản. SBI là tập đoàn ủng hộ lớn phía sau Ripple và hệ sinh thái XRP.

Chủ tịch ECB kêu gọi lần nữa về quản lí toàn cầu đối với bitcoin

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Lagarde nói bitcoin được dùng để thực hiện "kinh doanh lừa đảo" và "hoạt động rửa tiền hoàn toàn đáng khiển trách".

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde vừa khẳng định lại các nhà quản lí toàn cầu cần phải thắt chặt luật lệ để đảm bảo bitcoin nằm trong tầm giám sát có sự hợp tác hơn.

Trả lời phỏng vấn của Reuters Next, bà Lagarde bình luận: "Bitcoin là tài sản rủi ro cao, đã thực hiện một số kinh doanh lừa đảo và hoạt động rửa tiền đáng chú ý và hoàn toàn đáng khiển trách... Cần phải có luật lệ. Điều này phải được áp dụng và đồng ý ở qui mô toàn cầu bởi vì nếu nếu có lối thoát thì lối thoát đó sẽ được thực hiện". 

Thành Nguyên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.