|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Gelex xuất hiện thêm hai cổ đông lớn

14:50 | 17/07/2019
Chia sẻ
CTCP Đầu tư Nước sạch và Môi trường Eco&More và CTCP MHC cho biết đã nhận chuyển nhượng tổng 5,4 triệu cổ phiếu GEX vào ngày 11/7. Theo đó, Gelex có thêm hai cổ đông lớn sở hữu từ trên 5% vốn cổ phần.

CTCP Đầu tư Nước sạch và Môi trường Eco&More vừa công bố việc trở thành cổ đông lớn của Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex - Mã: GEX) thông qua nhận chuyển nhượng 2,4 triệu cổ phiếu GEX, tương đương 0,57% vốn điều lệ.

Trước đó, Eco&More sở hữu gần 20,2 triệu cổ phần Gelex (4,75% vốn điều lệ). Sau giao dịch diễn ra ngày 11/7, tỉ lệ vốn cổ phần Eco&More nắm giữ đã tăng lên 5,32%, chính thức trở thành cổ đông lớn của Gelex.

Cùng ngày 11/7, CTCP MHC (Mã: MHC) cho biết cũng nhận chuyển nhượng 3 triệu cổ phiếu GEX. Do đó, tỉ lệ sở hữu của MHC và nhóm nhà đầu tư có liên quan tăng từ 4,44% vốn cổ phần lên 5,15%, tương đương 21,85 triệu cổ phiếu GEX. Như vậy, nhóm này đã trở thành cổ đông lớn tiếp theo của Gelex.

Được biết, nhóm nhà đầu tư có liên quan đến MHC có Công ty TNHH Đầu tư Marina, hiện sở hữu 99% vốn đầu tư của MHC. Ngoài ra, MHC có ủy thác đầu tư cổ phiếu cho CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital). Hai cá nhân liên quan gồm ông Phạm Bá Duy – Tổng Giám đốc và ông Mai Văn Hiệp - Quyền kế toán trưởng MHC.

Cổ phiếu GEX đóng cửa phiên ngày 11/7 tại mức giá 21.550 đồng/cp. Ước tính 5,4 triệu cổ phiếu GEX được chuyển nhượng trong ngày hôm đó có giá trị tương ứng 116 tỉ đồng.

Capture

Diễn biến giá cổ phiếu GEX một tháng gần đây. Nguồn: VnDirect

Đầu tháng 7 vừa qua, MB Capital đã chi ra gần 76 tỉ đồng để mua 3,5 triệu cổ phiếu GEX, tăng tỉ lệ sở hữu tại Gelex từ 4,47% lên 5,33%, trở lại là cổ đông lớn của Gelex. Đáng chú ý, công ty này từng bán 3 triệu cổ phiếu GEX vào ngày 28/6 trước đó, giảm tỉ lệ sở hữu từ 5,2% xuống còn 4,47%.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.