|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT thành lập công ty về phần mềm ô tô tại Mỹ

10:27 | 14/12/2023
Chia sẻ
Công ty phần mềm ô tô sẽ tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đại diện FPT và khách mời cắt băng ra mắt Công ty FPT Automotive. (Ảnh: FPT).

Ngày 14/12, CTCP FPT (Mã: FPT) công bố thành lập công ty FPT Automotive có trụ sở tại Texas, Mỹ nhằm tiến đến thị trường phần mềm ô tô quy mô hàng trăm tỷ USD.

FPT Automotive đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm phần mềm cho ngành công nghiệp ô tô thế giới trị giá 1 tỷ USD vào năm 2030.

Công ty sẽ tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

FPT Automotive dự kiến cung cấp dịch vụ toàn diện tới các khách hàng gồm công nghệ giải trí, thông tin trong xe, đơn vị điều khiển điện tử (ECU), chức năng an toàn, an ninh, thiết kế UI/UX cho ô tô, kết nối không dây và kỹ thuật số. Trung tâm của các dịch vụ này là các sản phẩm MaaZ, AUTOSAR độc quyền cho các giải pháp ECU, mà công ty đã phát triển.

"Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi mong đợi hợp tác với các tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ ô tô để nâng cao danh mục sản phẩm của mình, với sự tập trung vào audio cho ô tô, tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các giải pháp cho SDV, phát triển giải pháp CDC, và có một nền tảng AUTOSAR hoàn chỉnh để đảm bảo phát triển từ đầu đến cuối,” ông Nguyễn Đức Kính, Tổng Giám đốc FPT Automotive cho biết. 

Hồi đầu tháng 12, FPT đã công bố mua 80% cổ phần của AOSIS - công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp, nhắm đến mục tiêu mở rộng kinh doanh tại thị trường châu Âu.

Từ năm 2014, FPT liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Riêng trong năm 2023, FPT đã công bố tổng cộng 4 thương vụ M&A ở thị trường nước ngoài.

HK

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).