|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Formosa xin cơ chế xuất nhập khẩu “ngược đời”

14:45 | 01/12/2016
Chia sẻ
Formosa vừa có đề xuất khá lạ là toàn bộ quá trình nhập khẩu phôi thép dùng tên của Công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam để tiến hành các thủ tục hải quan và nộp thuế".

Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa có văn gửi các cơ quan chức năng về việc xuất nhập khẩu thép của công ty này khi nhà máy thép tỷ đô đi vào hoạt động.

Formosa cho hay đang tiến hành thỏa thuận với các công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc để nhập khẩu phôi thép của các công ty này. Sau đó, xưởng cán nóng của Công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ gia công thành thép cuộn. Sản phẩm thép cuộn này sẽ tiếp tục vận chuyển từ nhà máy của Fomorsa đi đến các cảng khác trong nước hoặc xuất khẩu sang các nước khác.

Thế nhưng, một điểm đáng chú ý là, Formosa lại có đề xuất khá lạ là “toàn bộ quá trình thực hiện trên dùng tên của Công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam để tiến hành các thủ tục hải quan và nộp thuế”.

Formosa mong muốn được UBND Hà Tĩnh cho phép khách hàng của công ty này thực hiện phương thức hợp tác kinh doanh trên để có thể dùng tên của khách hàng khai báo hải quan ra vào cảng Sơn Dương của Formosa Hà Tĩnh.

Dẫn chiếu một loạt quy định như Điều 178 Luật Thương mại 2005, Điều 28 Nghị định 187 năm 2013, Điều 59 và Điều 60 Luật Hải quan 2014, Điều 61 Thông tư 38 năm 2015 của Bộ Tài chính, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng: Trường hợp Công ty Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc sau đó thực hiện gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Công ty Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.

Tổng cục Hải quan khẳng định: “Trưởng hợp Công ty Formosa đề nghị Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam đứng tên làm các thủ tục hải quan và nộp thuế là không đúng theo quy định”.

Hà Nam

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I tiếp tục ghi nhận sự xáo trộn lớn khi có đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.