|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Fitch Ratings duy trì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam mức triển vọng 'tích cực', dự báo một ngành tăng trưởng mạnh

07:14 | 29/03/2022
Chia sẻ
Về triển vọng kinh tế trung hạn, Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh lên mức 6,1% trong năm 2022 và 6,3% trong năm 2023 từ mức 2,6% của năm 2021.

Ngày 28/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, triển vọng “Tích cực”.

Việc Fitch Ratings khẳng định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam phản ánh các chỉ số tài chính đối ngoại vững chắc so với các nước cùng xếp hạng,  triển vọng trung hạn mạnh mẽ bất chấp đại dịch COVID-19 và tác động kinh tế từ căng thẳng Nga – Ukraine.

Xếp hạng này hiện vẫn đang chịu hạn chế bởi rủi ro liên quan đến nhóm doanh nghiệp nhà nước (SOE) cũng như những yếu điểm cấu trúc trong ngành ngân hàng.

Theo dự báo của Fitch Ratings, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 6,1% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023, dẫn dắt bởi sự phục hồi của cầu trong nước, xuất khẩu và dòng vốn FDI,  đặc biệt là ngành sản xuất.  

Kinh tế Việt Nam từng suy giảm 6% so với cùng kỳ trong quý III/2021 bởi các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19. Hoạt động kinh tế được nối lại trong quý IV/2021 khi mà các chính sách được điều chỉnh để thích ứng hơn với tình hình mới của dịch COVID-19. Sự phục hồi nhanh chóng này có được nhờ vào chính sách linh hoạt của Chính phủ trong việc ứng phó với đại dịch và tốc độ bao phủ vắc xin nhanh chóng.

Theo Fitch, rủi ro với triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn còn, trong đó phải kể đến tác động kinh tế toàn cầu từ căng thẳng Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt lên Nga, các cú sốc liên quan đến đại dịch COVID-19 và chi phí giá hàng hóa cao. Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng khi mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm xuống 3,5% trong năm 2022 từ mức 4,2% theo dự báo trước đó.

Tổ chức này cho rằng kinh tế Việt Nam dễ tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, vẫn chịu ảnh hưởng từ sự dịch chuyển của nhu cầu bên ngoài do độ mở lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong trung hạn bởi hưởng lợi từ lợi thế chi phí của Việt Nam, hoạt động điều hướng thương mại khỏi Trung Quốc cũng như việc thực thi các hiệp định thương mại quan trọng.

Dòng vốn FDI liên quan đến xuất khẩu không hề suy yếu bất chấp những gián đoạn về nguồn cung trong quý III/2021. Đầu tư vào nội địa Việt Nam vẫn mạnh trong năm 2021 ở mức 19,7 tỷ USD, giảm nhẹ so với con số 20 tỷ USD của năm 2020.

Fitch cũng dự báo dòng chảy du lịch đang dần nối lại từ năm 2022. 

Fitch Ratings ghi nhận việc ban hành gói kích thích tài khóa - tiền tệ để triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội nhờ vào thành công của Việt Nam trong việc ổn định nợ công, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn, dự trữ ngoại hối được bồi đắp trong thời gian qua đang đạt mức cao kỷ lục, tạo bộ đệm để Việt Nam ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài. 

Cụ thể, tổ chức dự báo dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục tăng lên khi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm bình ổn tỷ giá tiền đồng. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục 109,4 tỷ USD vào cuối năm 2021, được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI vào mạnh.

Fitch cho rằng tỷ giá tiền đồng sẽ tăng lên trong năm 2022, đúng với dự báo về thặng dư tài khoản vãng lai dù rằng Fitch khẳng định SBV sẽ can thiệp trong trường hợp biến động tiền tệ lên mạnh hoặc tiền đồng đương đầu với áp lực lên giá mạnh. Dự trữ ngoại tệ lớn của Việt Nam giúp Việt Nam có "tấm đệm" chống lại những cú sốc và đồng thời hỗ trợ cho tỷ lệ thanh khoản cao.

Gói kích thích tài khóa mới được thông qua giải ngân trong giai đoạn năm 2022-2023 tương đương khoảng 4% GDP năm 2021 sẽ dẫn đến thâm hụt tài khóa 4,8% trong năm 2022 và 4,2% GDP trong năm 2023. Gói này có bao gồm các biện pháp như giảm thuế hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm cũng như tăng cường năng lực cho hệ thống y tế.

Nợ chính phủ của Việt Nam hiện vẫn thấp hơn so với nhiều nước cùng xếp hạng. Theo Fitch, so với các nước có cùng xếp hạng "BB", đại dịch COVID-19 tác động ít hơn lên tình hình tài chính công của Việt Nam.

Fitch dự báo tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam sẽ tăng lên mức 42% trong năm 2023 từ mức 39,7% trong năm 2021, dựa trên số liệu GDP điều chỉnh. Con số này thấp hơn so với mức trung bình của nhóm nước cùng xếp hạng "BB" là 54,5% GDP trong năm 2022 và 55,3% trong năm 2023.

Thu nhập bình quân đầu người và các chỉ số phát triển của con người của Việt Nam thấp hơn so với nhóm nước có cùng xếp hạng tín nhiệm. Fitch ước tính thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.685 USD ở thời điểm cuối năm 2021 trong khi đó mức trung bình của nhóm nước xếp hạng "BB" là 5.261 USD.

Việt Nam đứng thứ 38 trong bảng chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc, trong khi đó mức trung bình của nhóm nước xếp hạng "BB" là 50. Trong xếp hạng chỉ số quản trị của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 43 còn mức trung bình của nhóm nước "BB" là 46.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.