|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Financial Times: Khu vực kinh tế phi chính thức 'vừa là phúc vừa là họa' ở Đông Nam Á

21:25 | 06/09/2017
Chia sẻ
Theo khảo sát mới nhất của FT Confidential Research, bộ phận nghiên cứu thuộc Financial Times, khu vực kinh tế phi chính thức giúp tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Nam Á giảm nhưng lại khiến tăng trưởng thu nhập chậm lại.
financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a
Những công việc này khá phổ biến và đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế ở các nước Đông Nam Á

Người bán hàng rong trên phố, đủ loại hàng hóa từ đồ ăn đến quần áo. Những người được thuê làm ruộng theo ngày. Người trông con cho bố mẹ đi làm nhà máy. Tuy công việc không có tên chính thức, đây là những người sẽ khiến cả nền kinh tế Đông Nam Á dừng lại nếu thiếu họ.

Việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp ngăn ngừa bất ổn kinh tế và chính trị ở các quốc gia ASEAN sau 5 năm tăng trưởng GDP chậm lại. Ở Việt Nam, nhóm này chiếm 70% số người lao động của cả nước. Theo sau là Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khối với 132 triệu lao động. Phần lớn khả năng phục hồi của nước này là do khu vực phi chính thức đã thu hút một thế hệ công nhân mới cũng như những người bị sa thải từ các nhà máy, mỏ và đồn điền. Philippines và Thái Lan cũng có một bức tranh tương tự.

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a

Dù đóng vai trò không thể thiếu trong thời kỳ khó khăn, khu vực kinh tế phi chính thức lớn cũng có nghĩa là hơn 100 triệu người không hề có phúc lợi cố định như bảo hiểm sức khoẻ hay bảo hiểm lao động. Những công việc này thường được trả lương thấp và ít có khả năng tăng lương. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ người nghỉ việc trong khối kinh tế này khá lớn. Khảo sát của FT cho thấy 15,3% người Malaysia đang cân nhắc việc làm khác, so với 28,9% ở Philippines và 25,3% ở Indonesia.

Chuyển đổi sang các công việc phi chính thức cũng một phần giải thích cho kết quả thu nhập kém của các nước ASEAN-5. Khảo sát của FT cho thấy tăng trưởng thu nhập hộ gia đình chậm nhất ở Thái Lan, tiếp theo là Malaysia và Indonesia (xem biểu đồ).

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a

Thay đổi tích cực

Sự phục hồi nhu cầu xuất khẩu có khả năng cải thiện triển vọng việc làm và mức thu nhập của Đông Nam Á. Các quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao hơn như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Việt Nam dẫn đầu trong xuất khẩu với tỷ lệ trên 90% GDP.

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a

Hoạt động thương mại đã có những bước phát triển mạnh tại Việt Nam, với xuất khẩu tăng 13,1% trong nửa đầu năm, tăng so với mức 2,5% trong cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Thái Lan có mức tăng trưởng xuất khẩu 7,8% trong nửa đầu năm, nhanh nhất trong 6 năm trở lại đây.

Xu hướng tương tự cũng khá rõ nét ở Indonesia và Philippines, nhưng việc mở rộng thị trường lao động ở cả 2 nước lại ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn là tiêu dùng hộ gia đình. Tại Indonesia, tình trạng này là do áp lực từ tăng trưởng thu nhập chậm và sự mất giá tiền tệ nhanh chóng trong 3 năm qua.

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a Mua sắm trực tuyến bùng nổ tại Đông Nam Á, Việt Nam không ngoại lệ

Thái Lan đang chứng kiến sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến trong những năm gần đây vì người tiêu dùng am hiểu hơn ...

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a Ferrari 812 Superfast, chiếc siêu xe mới nhất của Ferrari chính thức tới Đông Nam Á

Ferrari 812 Superfast - mẫu xe chào mừng 70 năm thành lập hãng Ferrari vừa được bán ra tại Malaysia với giá trên 8 tỷ đồng.

financial times khu vuc kinh te phi chinh thuc vua la phuc vua la hoa o dong nam a Khu giải trí 'lớn nhất Đông Nam Á' ở Long An lâm cảnh hoang vu

Khởi công năm 2011, dự án khu giải trí Happyland được quảng bá có quy mô lớn nhất Đông Nam Á vẫn ngổn ngang với ...

Trang Hồ/Nikkei

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.