Trong tháng 7 và cả nửa cuối năm, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ chịu tác động từ một số yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lãi suất hay lạm phát. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của Fed gây ảnh hưởng đến Việt Nam cũng là yếu tố mà NĐT cần quan tâm.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết các quan chức đang ngày càng cảnh giác với những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường lao động khi duy trì lãi suất ở mức cao để tìm kiếm bằng chứng lạm phát tiếp tục hạ nhiệt.
Sau một tuần giao dịch ngắn hơn bình thường do nghỉ lễ Quốc khánh, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao báo cáo lạm phát mới của Mỹ cũng như phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đã cùng đạt kỷ lục mới khi cổ phiếu Tesla bật tăng và nhiều quan chức Fed thừa nhận cuộc chiến chống lạm phát đã đạt được một số kết quả.
Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu sẽ không để việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất ảnh hưởng quá nhiều đến nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ của họ.
Bài đánh giá hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho thấy các ngân hàng lớn nhất của nước này sẽ có đủ vốn để chịu đựng những biến động kinh tế thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, các công ty phải đối mặt với khoản lỗ giả định lớn hơn trong năm nay, do danh mục đầu tư rủi ro hơn.
Các nhà kinh tế dự kiến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 5/2024 của Mỹ sẽ không thay đổi và chỉ số cốt lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ tăng tối thiểu 0,1%.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm trong tuần trước, trong khi số nhà xây mới trong tháng Năm rơi xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm.
Theo “mẹ đẻ” của một quy tắc kinh tế nổi tiếng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang có nguy cơ khiến nền kinh tế suy yếu khi không cắt giảm lãi suất ngay bây giờ.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.