|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

EVN báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng năm 2016, vẫn còn lỗ tỷ giá 1.500 tỷ chưa hạch toán vào giá điện

15:55 | 20/01/2017
Chia sẻ
Tại cuộc họp sáng 201/ tại Bộ Công Thương, EVN cho biết năm 2015 lãi hơn 2.132 tỷ đồng. Tuy nhiên do chênh lệch tỷ giá tập đoàn này vẫn chịu nhiều gánh nặng.

Tại buổi họp công bố giá thành sản xuất điện của EVN, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho biết tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 234.736 tỷ đồng.

Năm 2015, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 143,68 tỷ kWh. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,94% thấp hơn 0,06% so với chỉ tiêu tại Quyết định số 854 và thấp hơn 0,55% tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2014.

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 234.736 tỷ đồng; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 1.633,74 đồng/kWh.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2015. Doanh thu bán điện năm 2015 là 234.339 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2015 là 2.529 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2015 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2015 EVN lãi 2.132,74 tỷ đồng.

Theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập (Deloitte Việt Nam), các chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2015 gồm: Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phân bổ lũy kế đến ngày 31/12/2015 của các công ty sản xuất kinh doanh điện do công ty mẹ EVN sở hữu 100%; Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 1; Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 2; Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 3.

Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phân bổ lũy kế đến ngày 31/12/2015 của khối các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Công ty Nhiệt điện Hải Phòng; Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh. Cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2015, giá nhiên liệu đầu vào như than, khí, dầu đã tác động đến giá thành sản xuất kinh doanh điện. Cụ thể, năm 2015 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết định thay đổi bộ quy trình than dùng trong ngành điện, do đó, giá than cơ bản ổn định. Tuy nhiên giá khí tăng 2% trong khi giá dầu cơ bản giảm. Điện Cà Mau năm 2015 giảm 3,3 USD/ 1 triệu BTU...

“Năm 2015 có yếu tố quan trọng đó là nhà máy thuỷ điện không đạt được sản lượng như kế hoạch, sản lượng điện huy động từ các nhà máy thuỷ điện giảm phải bù từ nhà máy nhiệt điện than, khí. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng giá thành, do chi phí mua điện từ nhiệt điện, tua bin khí cao hơn thuỷ điện”, ông Tuấn cho biết.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, theo quy định các chi phí xây dựng công trình phúc lợi như biệt thự, sân tennis... đều được sử dụng các nguồn quỹ phúc lợi của EVN và không được lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanh như từng có phương án dự kiến. Vì thế các khoản chi phí này không được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2015. Tuy nhiên, về khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, sẽ được hạch toán dần để đưa vào giá thành điện.

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, năm 2015, chênh lệch tỷ giá gây gánh nặng tới 9.800 tỷ đồng cho EVN. Trong đó, việc giá dầu giảm đã đỡ được 5.000 tỷ đồng. Còn gần 5.000 tỷ đồng EVN phải tự xử lý .

"Trong năm 2015, EVN đã xử lý được 3.500 tỷ đồng nhờ tối ưu hoá chi phí, tăng lợi nhuận, phần còn lại phải chuyển sang số dư chênh lệch tỷ giá và được phân bổ dần", ông Tri nói.

Như vậy EVN vẫn còn chịu gánh nặng gần 1.500 tỷ đồng.

evn bao lai hon 2100 ty dong nam 2016 van con lo ty gia 1500 ty chua hach toan vao gia dien

Dù báo lãi nhưng EVN vẫn khổ vì chênh lệch tỷ giá năm 2015

Phó TGĐ EVN lý giải thông thường theo chế độ kế toán các khoản chênh lệch này phải hạch toán hết trong năm nhưng nếu đưa vào sẽ đẩy giá lên cao, nếu giá không lên cao sẽ bị lỗ. Chính vì vậy, EVN đã báo cáo xin cho phép được hạch toán dần trong vòng 5 năm theo hướng khi có điều kiện thì đưa vào giá điện, hoặc xử lý thông qua giảm giá thành.

Về điều hành giá điện cho năm 2017, đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo quy định khi điều chỉnh giá điện thì EVN phải xây dựng giá điện cơ sở 2017 dựa trên tính toán năm 2015 và ước thực hiện năm 2016 và các tính toán cơ sở chi phí giá thành năm 2017.

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực nhận định năm 2017 nếu có biến động của giá cơ sở đầu vào, cụ thể như chi phí nhiên liệu, tỷ giá, tỷ lệ nguồn điện, chi phí mua điện cao hơn từ 7% thì mới tiến hành điều chỉnh. Hiện giá cơ sở đang được tính toán và chưa quyết định điều chỉnh giá điện tại thời điểm này.

EVN được trao quyền điều chỉnh giá điện 10% là nội dung được nhiều người quan tâm trong buổi họp. Bộ Công Thương cho biết giá điện nằm trong khung giá, Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành khung giá bán điện 2016-2020, việc điều chỉnh giá đều nằm trong khung giá được Chính phủ quy định. Nếu điều chỉnh từ mức 10%, EVN cũng phải báo cáo Chính phủ.

Việc công bố giá thành điện 2015 khá muộn được Bộ Công Thương lý giải là do báo cáo tài chính của EVN năm 2015 thường đến tháng 3/2016 mới hoàn chỉnh. Sau đó phải tiến hành kiểm toán bởi công ty nước ngoài. Ông Tri cho biết, năm 2016, để đẩy nhanh tiến độ công bố, EVN đã thuê 3 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Tháng 4 có kết quả, tháng 5 sẽ trình ngay Bộ Công Thương để lập đoàn kiểm tra và công bố.

Hải Minh