|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

EU có thể áp thuế NK thủy sản Mỹ trị giá 840 triệu USD

09:16 | 12/05/2019
Chia sẻ
Cá minh thái, cá tuyết và cá hồi Thái Bình Dương là những sản phẩm thủy sản của Mỹ được liệt kê trong danh sách các mặt hàng mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất đánh thuế liên quan đến tranh chấp gần 15 năm về trợ cấp giá của Mỹ với hẵng chế tạo Boeing và châu Âu đối với Airbus.
EU có thể áp thuế NK thủy sản Mỹ trị giá 840 triệu USD - Ảnh 1.

Danh sách các hàng hóa NK từ Mỹ có thể bị EU áp thuế  trị giá 20 tỷ USD, cũng bao gồm các mặt hàng hải sản quan trọng của Mỹ như tôm hùm sống và chế biến, mực và sò điệp với giá trị tổng cộng khoảng 840 triệu USD.

Theo EC, thuế quan sơ bộ sẽ được công khai để tham vấn cho đến ngày 31/5/2019.

Cá minh thái Alaska philê đông lạnh là sản phẩm NK nhiều nhất từ Mỹ vào EU. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, trong năm 2018, EU NK cá minh thái Alaska philê đông lạnh (mã HS 030475) trị giá 223 triệu Euro và 74 triệu Euro thịt cá minh thái Alaska đông lạnh (HS 030494). Giá trị NK trong năm 2017 đối với 2 sản phẩm này lần lượt là 289 triệu Euro và 75 triệu Euro.

Các sản phẩm giá trị gia tăng khác từ Alaska bao gồm: cá hồi Thái Bình Dương philê đông lạnh (030481)  giá trị NK 46 triệu Euro, cá tuyết philê (mã 030474,  41 triệu Euro) và thịt cá đông lạnh họ Bregmacerotidea và Euclichthyidae (mã 030495,  53 triệu Euro).

Cá đông lạnh nguyên con từ Alaska trong danh sách bao gồm: cá hồi sockeye đông lạnh nguyên con (mã 030311) với giá trị NK 92 triệu Euro, cá tuyết đông lạnh nguyên con (mã 030363, 45 triệu Euro), cá hồi Thái Bình Dương (mã 030312, trừ cá Sockeye,  34 triệu Euro), và gan cá, trứng cá (mã 030391, 12 triệu Euro).

EU cũng đã NK tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh được đánh bắt chủ yếu gần Maine, Mỹ với giá trị 61 triệu Euro (mã HS 030632). Tiếp đến là sò điệp và mực đông lạnh trị giá lần lượt là 45 triệu Euro và 19 triệu Euro.

Trong năm 2018, NK từ Mỹ vào EU đạt giá trị 744 triệu Euro, tương đương với 840 triệu USD.

Cả Mỹ và EU đều yêu cầu một trọng tài viên WTO xác định mức thuế hai bên có thể áp đặt cho nhau, sau những chiến thắng từng phần cho cả hai bên.

Vào đầu tháng 4, Văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố danh sách thuế quan được đề xuất trị giá hơn 11 tỷ USD đối với sản phẩm từ EU trong đó bao gồm các mặt hàng hải sản như cá hồi và bạch tuộc, sau phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng trước cho rằng việc trợ cấp của EU cho Airbus đã gây ra những tác động bất lợi cho Mỹ.

Phán quyết về vụ kiện của Mỹ đối với Airbus có thể được đưa ra vào tháng 6 hoặc tháng 7. Tuy nhiên,  vụ kiện của EU đối với Boeing có thể được đưa ra vào đầu năm 2020.

Ngày 11/4/2019, WTO đã thông qua báo cáo tuân thủ cuối cùng trong tranh chấp của Boeing, xác nhận rằng các khoản trợ cấp của Mỹ cho Boeing tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho Airbus, bao gồm cả doanh thu bị mất, EC cho biết.

Các áp đặt thuế đến như là một hệ quả của quyết định đó. Theo EC việc tham vấn cộng đồng nhằm thu thập phản hồi từ các bên liên quan, những người có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp theo kế hoạch.

Cả Mỹ và EU đều mong đợi một thỏa thuận không áp đặt thuế. Bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên thương mại EU nói rằng "Phía EU sẵn sàng các biện pháp đối phó trong trường hợp không còn giải pháp nào hết, tuy nhiên bà cũng cho rằng các biện pháp đối thoại là điều ưu tiên để chấm dứt các cuộc tranh chấp kéo dài cũng như hướng đến một kết quả công bằng cho các bên".

Thiệt hại do cuộc xung đột thương mại mới nhất của Mỹ với EU xảy ra khi các công ty thủy sản vẫn đang phải vật lộn để đối phó với chính quyền Trump, cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm với Trung Quốc đã dẫn đến tăng thuế quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù tuần trước Steven Mnuchin, thư ký của Bộ Tài chính Mỹ, đã tuyên bố một thỏa thuận đã đạt được với Trung Quốc về một cơ chế thực thi, báo hiệu một thỏa thuận thương mại giữa hai nước có thể tiến gần hơn.