Fed, ECB và BoE đều tạm dừng lãi suất tại các cuộc họp gần đây nhất. Thị trường dự báo trong năm 2024, cả ba đều sẽ cắt giảm lãi suất ở các mức độ khác nhau, bất chấp thái độ thận trọng của các nhà hoạch định chính sách.
Lần đầu tiên sau hơn một năm, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ quyết định không tăng lãi suất tại cuộc họp tại Athens ngày 26/10 tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho là sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp vào ngày 4/5 tới, nhưng tăng với mức nào khi lạm phát vẫn cao vượt mục tiêu và thị trường biến động là điều mà các nhà phân tích đang tranh cãi.
Bundesbank cho rằng do lạm phát kéo dài, nền kinh tế Đức sẽ tiếp tục đà suy giảm trong quý đầu tiên của năm 2023, nhưng với mức độ thấp hơn so với quý cuối cùng của năm 2022.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này.
Italy là quốc gia Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dễ bị khủng hoảng nợ nhất khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và mua ít trái phiếu hơn trong những tháng tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp ngày 15/12, đồng thời cam kết tiếp tục nâng lãi suất và đưa ra kế hoạch rút bớt tiền khỏi hệ thống tài chính để nõ lực chống lạm phát phi mã.
Trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 1/11, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết ngân hàng này sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát, ngay cả khi nguy cơ suy thoái tại Khu vực đồng euro (Eurozone) gia tăng.
Theo giới quan sát, tuy chứng khoán châu Âu đóng phiên 8/9 cao hơn sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng mạnh lãi suất, nhưng đó chỉ là do các nhà đầu tư thấy ECB đang nghiêm túc hơn trong việc chống lại lạm phát - hiện ở mức khoảng 9%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 11/5 đã phát đi tín hiệu rằng ECB có thể nâng lãi suất từ mức thấp lịch sử vào tháng 7 tới, trong bối cảnh lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tăng mạnh.
Tâm điểm chú ý của các thị trường trong tuần này sẽ là quyết định chính sách của 2 NHTW lớn nhất thế giới là NHTW Mỹ (Fed) vào ngày 13/6 và NHTW châu Âu (ECB) sau đó 1 ngày là ngày 14/6.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.