|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ECB hối thúc các lãnh đạo Liên minh châu Âu đồng lòng cải tổ Eurozone

17:07 | 12/05/2018
Chia sẻ
Ngày 11/5, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi kêu gọi các chính trị gia bỏ qua các bất đồng để đạt thỏa thuận về cải cách Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
ecb hoi thuc cac lanh dao lien minh chau au dong long cai to eurozone Đồng euro mạnh không kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Eurozone
ecb hoi thuc cac lanh dao lien minh chau au dong long cai to eurozone PMI của Eurozone đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1997
ecb hoi thuc cac lanh dao lien minh chau au dong long cai to eurozone
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt/Main của Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu tại thành phố Florence của Italy, ông Draghi cho rằng Eurozone cần các chính sách có thể giúp hệ thống tài chính ổn định hơn và thúc đẩy sự cân bằng hơn giữa các nền kinh tế thành viên.

Chủ tịch ECB kêu gọi lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh các chương trình cải cách hệ thống tài chính như thành lập Quỹ Giải pháp đơn nhất có nhiệm vụ hỗ trợ các ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả.

Ngoài ra, quan chức này cũng kêu gọi cho ra đời một "công cụ tài khóa bổ sung" có thể hỗ trợ các nước gặp khó khăn về kinh tế để tránh tạo ra chênh lệch phát triển quá mức giữa các nước thành viên.

Phát biểu của Chủ tịch Draghi phù hợp với các đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm củng cố Eurozone sau nhiều năm khủng hoảng.

Tuy nhiên, kế hoạch cải cách này chưa nhận được sự đồng tình của tất cả các thành viên.

Trước đó, hồi tháng Ba vừa qua, các nước Hà Lan, Estonia, Lítva, Latvia, Phần Lan, Ireland, Đan Mạch và Thụy Điển (trong đó hai nước cuối không thuộc Eurozone) đã ký một văn kiện chung phản đối các dự án cải tổ Eurozone.

Nhóm nước này chủ yếu phản đối các đề xuất của Pháp về một ngân sách chung và một vị trí Bộ trưởng Tài chính chung của Eurozone.

Trên thực tế, 19 nước thành viên của Eurozone vẫn đang bất đồng về những dự án cải tổ.

Các quốc gia phía Bắc khu vực như Hà Lan và Đức không mặn mà trong việc san sẻ sự giàu có của mình với những nước phía Nam như Pháp, Italy và Tây Ban Nha.